xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chứng khoán đón “đại gia”

Sơn Nhung

Trong vòng 10 ngày tới sẽ có thêm 128 triệu cổ phần được giao dịch thông qua việc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng

Nhiều doanh nghiệp (DN) nhà nước đã và đang chuẩn bị đấu giá cổ phần (CP) lần đầu ra công chúng (IPO) qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).

Các chuyên gia nhận định nguồn hàng này sẽ làm phong phú cho thị trường sau thời gian dài vắng DN thực hiện IPO. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng bán được giá mà còn tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Hàng mới dồn dập

Cuối tuần qua, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã đấu giá thành công gần 32 triệu CP với giá trúng bình quân 19.330 đồng/CP, cao hơn giá khởi điểm 93% (giá khởi điểm 10.000 đồng/CP), thu về hơn 601 tỉ đồng.

Nhận định về kết quả này, đại diện HoSE cho rằng vì SASCO là đơn vị dịch vụ hàng không có quy mô vốn lớn, có doanh thu cao từ các cửa hàng miễn thuế và Trung tâm Thương mại SASCO Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, SASCO còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang bất động sản, du lịch, giải trí, đi lại...

Nhà đầu tư giao dịch tại sàn chứng khoán SJC số 223 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.       Ảnh: Hoàng Triều
Nhà đầu tư giao dịch tại sàn chứng khoán SJC số 223 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều

Sau 2 tháng lùi ngày IPO, hôm nay (22-9), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chính thức đấu giá gần 122 triệu CP trong tổng số 5.000 tỉ đồng vốn điều lệ (tương đương 24,4% vốn điều lệ). Thông tin từ HoSE cho biết đến thời điểm kết thúc đăng ký đấu giá đã có 87 nhà đầu tư đăng ký mua gần 110,56 triệu CP trên tổng số gần 122 triệu CP đưa ra IPO.

Trong đó, 54 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua hơn 53,675 triệu CP, 3 tổ chức đăng ký mua 1,85 triệu CP. Về phía nhà đầu tư nước ngoài, có 18 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 32.900 CP và 12 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 55 triệu CP.

“Thông thường, với lượng CP đưa ra đấu giá khá cao thì việc nhà đầu tư không đăng ký mua hết là bình thường. Tuy nhiên, với tình hình thị trường hiện tại, có thể kết quả IPO của Vinatex là khả quan” - một lãnh đạo của HoSE nhận định.

Thông tin mới được lãnh đạo Vinatex đưa ra là đơn vị này đã phê duyệt 2 nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Vingroup và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID). Theo đó, Vingroup đăng ký mua 10% CP Vinatex (50 triệu CP) và VID đăng ký mua 14% CP (70 triệu CP). Nếu tính giá bán bằng với giá khởi điểm đấu giá thì Vinatex sẽ thu về trên 120 tỉ đồng từ 2 nhà đầu tư chiến lược này.

Cũng trong tuần này (ngày 25-9), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hệ thống Phân phối Việt Nam sẽ thực hiện bán đấu giá CP tại Công ty CP Thương mại - Dịch vụ VDA Đà Nẵng, trên 5,5 triệu CP được chào bán với giá khởi điểm 14.500 đồng/CP.

Tín hiệu tốt cho thị trường

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), cho rằng để có được giá đấu tốt, DN phải xác định giá đúng ngay từ khi định giá, đồng thời phải công khai, minh bạch tất cả thông tin nhằm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Theo quy định, tất cả DN sau IPO phải tiến hành CP hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Ông Nguyễn Chí Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cho rằng khi thị trường có thêm nhiều hàng hóa là tín hiệu tốt.

Việc đưa ra IPO tạo cơ chế minh bạch cho hoạt động của DN sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, hiện nay trên dưới 700 DN niêm yết trên sàn không có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài vì những DN lớn đã hết “room”, DN nhỏ thì không đủ tầm.

Nhiều nhà đầu tư còn lo ngại khi nguồn cung dồi dào liệu sức cầu có đáp ứng đủ, dòng tiền bị thiếu hụt? Ông Trung cho rằng có cung ắt có cầu. Tuy nhiên, DN đưa ra IPO có bán được hết hay không, giá có tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc định giá cũng như tình hình hoạt động của bản thân DN hoặc ngành nghề mà DN đó hoạt động là yếu tố quyết định.

Nhận định về thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm, ông Huỳnh Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty CP Chứng khoán Maybank KimEng, cho rằng thị trường đang trong giai đoạn tích lũy mặc dù chỉ số không tăng mạnh nhưng thanh khoản đạt từ 4.000-5.000 tỉ đồng/phiên. Điều này sẽ có sóng mạnh vào tháng 11 và có khả năng tăng trưởng tốt đến Tết âm lịch.

“Nhìn vào số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản, tình hình giao dịch và cách thức sử dụng tiền trong thời gian gần đây có thể nói dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán nhiều nhất trong vòng 14 năm qua” - ông Khánh nói.

Vietnam Airlines chào hàng

Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án CP hóa cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Dự kiến Vietnam Airlines sẽ IPO vào tháng 11 tới với giá khởi điểm trên 22.000 đồng/CP. Được định giá 2,7 tỉ USD, vốn điều lệ sau CP hóa của Vietnam Airlines là hơn 14.100 tỉ đồng. Trong đó, cơ cấu CP phát hành lần đầu nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược là 20%; bán đấu giá công khai là 3,46%; phần còn lại sẽ bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức Công đoàn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo