xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội thu hút vốn ngoại

Bài và ảnh: Sơn Nhung

Chính phủ trao vai trò kinh doanh cho tư nhân và coi việc phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Ngày 25-10, ngày đầu của hội nghị tài chính "Gateway to Vietnam 2017" đã diễn ra với chủ đề "Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế Việt Nam" do Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức tại TP HCM.

Bình đẳng phát triển

Mở đầu hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh với tinh thần là một Chính phủ kiến tạo, thời gian qua, các hoạt động của Chính phủ đều tập trung xây dựng chính sách minh bạch, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế bình đẳng, phát triển. Chính phủ tiếp tục tập trung ổn định vĩ mô để phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu năm 2017 đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% và duy trì đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo; thâm hụt ngân sách dưới 4%, nợ công duy trì dưới 65%, lạm phát dưới 5%. Tập trung cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, trong đó cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô. Kiên quyết đẩy mạnh cổ phần hóa, trao vai trò kinh doanh cho tư nhân và coi việc phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Cơ hội thu hút vốn ngoại - Ảnh 1.

Các diễn giả trao đổi bên lề hội nghị tài chính "Gateway to Vietnam 2017"

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho biết từ đầu năm đến nay, VN-Index tăng trưởng mạnh với 24,5%, HNX-Index tăng 36%. Thanh khoản của thị trường đã tăng 50%, từ mức trung bình 3.000 tỉ đồng/phiên trong năm 2016 lên 4.500 tỉ đồng/phiên trong năm 2017. Hiện có hơn 1.867.000 tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong đó hơn 21.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng với tổng giá trị danh mục đầu tư gián tiếp tăng 47,4% so cuối năm 2016. Ông Dũng nhận định thời gian tới, nguồn hàng sẽ phong phú, bởi Chính phú đã cổ phần hóa thành công 34/44 doanh nghiệp (DN) nhà nước trong 9 tháng đầu năm, đồng thời tiếp tục cổ phần hóa thêm 82 DN nhà nước trong 2 năm 2018-2019 với nhiều tên tuổi lớn như PV Oil, PV Power, Tổng Công ty Thuốc lá, Tổng Công ty Giấy, MobiFone, Tổng Công ty Cà phê…

Giám đốc quốc gia Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), ông Kyle Kellhofer, khẳng định sẽ tăng vốn đầu tư lên 2 tỉ USD trong thời gian tới do Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp sôi động, thành công từ năm 1986 đến nay mà không giống bất cứ quốc gia nào khác. Trong đó, DN tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Theo ông Kyle Kellhofer, các lĩnh vực nhà đầu tư có thể quan tâm là cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và chế biến nông nghiệp, tiêu dùng, phân phối, y tế - giáo dục, dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Tuy nhiên, là nhà tư vấn chuyên nghiệp, ông Macro Breu, Tổng Giám đốc McKinsey & Company Vietnam, nhìn nhận điều cần quan tâm là năng suất lao động. Việt Nam hưởng lợi từ lực lượng lao động trẻ nhưng năng suất lao động trong các DN cần phải nâng cao.

Cần quản trị tốt và minh bạch

Các diễn giả đồng tình với quan điểm để thu hút mạnh vốn đầu tư, tất cả DN phải được quản trị tốt và minh bạch, mạnh dạn cải tiến chất lượng quản trị và công bố thông tin. Chính phủ cần lắng nghe DN nhiều hơn và để thị trường phát triển dựa trên hành động chuyên nghiệp với đạo đức tốt nhất của những người liên quan.

Điển hình về sự minh bạch trong quản trị, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), cho biết PLX luôn đặt sự công khai lên hàng đầu, minh bạch trong báo cáo tài chính, sớm áp dụng hệ thống quản trị GMP. "Trong bối cảnh chịu nhiều áp lực, nếu DN minh bạch thì không chỉ để nhà đầu tư thông hiểu mà còn hạn chế được khó khăn" - ông Bảo nói.

Từng gặp khó khăn nhưng nay đã thu hút được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư, ông Đỗ Trọng Quỳnh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), thừa nhận vốn đầu tư vào đúng lúc là rất quan trọng, quyết định sự sống còn của DN. Nhờ đó, Vinaconex từ hệ số nợ phải trả 9,52 đến nay chỉ còn 0,73 và vốn hóa thị trường chứng khoán đã tăng 2 lần trong thời gian ngắn. "Theo tôi, niềm tin của nhà đầu tư với DN là rất quan trọng. Một khi DN minh bạch thì nhà đầu tư sẽ sẵn sàng rót vốn. Điều quan trọng để Vinaconex vững mạnh là minh bạch" - ông Quỳnh đúc kết.

Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Công ty CP Hàng không Vietjet (Vietjet Air), cho biết Vietjet Air thực hiện hệ thống quản trị tiên tiến nhất để kiểm soát được chi phí trên từng ghế hành khách. Vietjet Air luôn bám theo hệ thống quản trị với chuẩn mực tốt nhất. Dẫn việc tiết kiệm chi phí bằng việc làm tách trà nhỏ hơn để không lãng phí dù giọt nước, ông Khánh nhìn nhận văn hóa quản trị chi phí, tiết kiệm được lãnh đạo Vietjet Air quán triệt xuyên suốt, tạo ý thức cho mọi người trong công ty khi làm việc. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo