Ngoài ra, một số mặt hàng thiết yếu khác tăng giá tác động đến CPI trong tháng như giá gas tăng 8,2%, giá dịch vụ y tế một số tỉnh, TP điều chỉnh tăng. Cụ thể, các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 5,44% (riêng dịch vụ y tế tăng 7,71%)… Ngược lại, nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu như hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại giảm 0,18%, trong đó lương thực giảm 0,43%, thực phẩm giảm 0,27% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,35%.
Với mức tăng 0,63% sau 2 tháng giảm liên tiếp, CPI trong 8 tháng đầu năm đã tăng lên 2,86% so với cuối năm ngoái và tăng 5,04% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, “công lớn” trong việc tăng CPI tháng 8 vừa qua là do giá xăng dầu tăng mạnh.
Nói là vậy, nhưng đến gần cuối tháng 8, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong nước lại xin tăng giá, từ các đại lý xăng dầu đến đầu mối xăng dầu lại “giở chiêu” găm hàng gây áp lực, chờ tăng giá. Kết quả là lần tăng giá thứ 4 liên tiếp trong tháng 8, giá xăng tăng thêm 650 đồng/lít, lên mức 23.650 đồng/lít. Hệ quả của những đợt tăng giá xăng dầu dồn dập này chắc chắn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến CPI trong tháng 9. Đáng nói, những "lộn xộn" về giá xăng dầu thời gian qua không thể “đổ” hết do giá thế giới tăng mà các chuyên gia khẳng định bởi cơ chế điều hành kiểu nửa vời, còn độc quyền.
Bình luận (0)