xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm giải pháp "giải cứu" lúa gạo cho ĐBSCL

T.Nốt

(NLĐO)- Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường.

Sáng nay, 26-2, tại TP Cao Lãnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL". 

Tìm giải pháp giải cứu lúa gạo cho ĐBSCL - Ảnh 1.

Hội nghị đang diễn ra - Ảnh: Thốt Nốt

Mục đích hội nghị nhằm trao đổi, đánh giá tình hình, cùng các bộ, ngành liên quan tập trung các giải pháp thúc đẩy toàn diện sản xuất, xuất khẩu gạo trước mắt cũng như lâu dài, giải quyết các nút thắt của ngành gạo (sản xuất, cơ chế tín dụng, thương mại, khoa học công nghệ…) cũng như duy trì sự tích cực của xuất khẩu gạo trong những năm vừa qua.

Tìm giải pháp giải cứu lúa gạo cho ĐBSCL - Ảnh 2.

Giá lúa ở ĐBSCL đã nhích dần lên sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thu mua tạm trữ lúa gạo. Ảnh: Nha Mân

Theo số liệu từ ngành chức năng, xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,06 tỉ USD, tăng 5,1% về lượng và 16,3% so với năm 2017, tăng trưởng mạnh về giá trị. Nguyên nhân chính do Việt Nam đã chuyển đổi được cơ cấu giống, tỉ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn năm 2017 lên 502 USD/tấn năm 2018, tương đương và có thời điểm còn cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan. Trong năm 2019, diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng gạo dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường. Từ cuối 2018 đến nay, việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn, giá gạo giảm. Xuất khẩu gạo tháng 1-2019 đạt gần 438.000 tấn với giá trị đạt 195,3 triệu USD, giảm 10,9% về khối lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm, các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc. Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào vì đang bước vào thu hoạch vụ đông xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm, trong khi đó các giao dịch xuất khẩu cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cuộc họp quan trọng bàn về các giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó trước mắt giao Bộ Tài chính thu mua đưa vào dự trữ quốc gia năm 2019 với lượng 200.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa. Đồng thời, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã trao đổi, thống nhất với các đối tác của Việt Nam về nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam (biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) và Thung lũng Thực phẩm Nông nghiệp Công nghệ cao quốc gia Sơn Đông - Trung Quốc (FVC). Hai bên sẽ thực hiện ngay bản ghi nhớ này trong nửa đầu năm 2019. Những sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp góp phần làm giảm áp lực thị trường, giá lúa gạo tại ĐBSCL có những diễn biến chuyển động tích cực. Giá lúa tươi tăng 200 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu tăng 165 đồng/kg.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo