xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất nới thời gian thí điểm xử lý nợ xấu

T.Phương

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị quyết kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 thêm 3 năm, đến tháng 8-2025. Trong thời gian này, Chính phủ sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Giải thích về kiến nghị này, Ngân hàng Nhà nước cho biết trong gần 5 năm qua, Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), góp phần vào kết quả cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020… 

Tuy nhiên, do nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm (hết hiệu lực thi hành vào 15-8-2022). Khi đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

Trong khi đó, dịch Covid-19 kéo dài thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay. "Trong trường hợp đánh giá một cách thận trọng, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao (so với tổng dư nợ) là 7,42%. 

Như vậy, chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng nói chung đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn, đáng quan ngại. Trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát thì nợ xấu tiếp tục tăng cao, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn nợ xấu có thể cao hơn mức 7,5%. Nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế" - báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ.

Ngoài ra, sau khi xử lý được khối lượng lớn nợ xấu trong năm 2018-2019, tốc độ xử lý nợ xấu trong năm 2020 và năm 2021 có xu hướng chậm lại, trong đó xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng trả nợ giảm do dịch. Đồng thời, việc xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là bất động sản, cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế cần thời gian để phục hồi và khuôn khổ pháp lý cần tiếp tục được rà soát, bổ sung và hoàn thiện.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là rất cần thiết. Việc không tiếp tục thực hiện nghị quyết trong thời gian ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu; thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ xử lý nợ xấu… sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo