xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tăng giá điện 4,9%

Tô Hà – Ngọc Dung ghi

Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí về các phương án tăng giá điện do cơ quan này vừa trình lên Chính phủ

. Phóng viên: Thưa ông, lý do tăng giá điện năm 2010 là gì?


img
- Thứ trưởng Bùi Xuân Khu: Giá điện của VN vẫn thấp so khu vực. 10 năm trước, khi tỉ giá VNĐ/USD chỉ hơn 10.000 đồng, giá bán điện từ 5-7 cent/KWh. Nếu so với tỉ giá hiện hành, giá điện phải 20.000 đồng/KWh, trong khi giá bán hiện nay chỉ 5,2 cent/KWh, thấp hơn giá cũ.

Tất nhiên, giá điện thấp là có lợi. Nhưng tăng giá điện cho phù hợp là không thể tránh khỏi và chúng tôi phải xây dựng lộ trình tăng từ từ. Đợt tăng giá gần đây nhất là năm 2009, lúc đầu dư luận xã hội rất lo lắng .

Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng đứng ngồi không yên vì trong phương án giá điện đã bổ sung thêm mức giá điện giờ cao điểm sáng, bên cạnh giá điện cao điểm tối đã thực hiện từ nhiều năm. Nhưng cuối cùng cũng đã có cách điều chỉnh giá điện giờ cao điểm hợp lý. 


Trong phương án xây dựng thị trường điện trình Chính phủ trước đây, Bộ Công Thương vạch ra 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu là hình thành thị trường nguồn điện bằng cách cổ phần hóa các nhà máy phát điện, các giai đoạn tiếp theo là hình thành thị trường phân phối điện và thị trường truyền tải.

Thủ tướng đã đồng ý trong “khung” đó, giá điện sẽ được điều chỉnh hằng năm cho đến khi bằng giá điện của khu vực và thế giới, phù hợp với tiến trình hội nhập của VN. Bên cạnh đó, phải tăng giá điện mới thu hút được đầu tư nguồn phát điện mới.


. Các phương án tăng giá điện do các cơ quan soạn thảo rất khác nhau, thậm chí chênh nhau gần 10%. Bộ Công Thương đề xuất mức tăng cụ thể bao nhiêu và nghiêng về phương án nào?


- Trước đây, EVN trình 4 phương án. Sau khi thẩm định, Cục Điều tiết Điện lực trình lên Bộ Công Thương 3 phương án. Trên cơ sở này, chúng tôi đã bàn thảo với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan để chốt lại 3 phương án trình lên Chính phủ quyết định.

Trong đó, Bộ Công Thương nghiêng về phương án 3 là phương án có mức tăng thấp nhất có thể. Phương án này phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay là VN vừa thoát ra khỏi khủng hoảng, phải tăng giá từ từ, tránh gây sốc.

Nếu như năm 2009, Chính phủ có hàng loạt công cụ để chống suy thoái như hỗ trợ lãi suất; dãn, giảm thuế thì năm nay đã ngừng triển khai. Hiện nay, doanh nghiệp vay vốn đã khó, nếu giá điện tăng cao dẫn đến  chi phí đầu vào vọt lên sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% sẽ khó thực hiện nếu không chuẩn bị tốt.

img
Giá điện tăng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sản xuất.
Trong ảnh: Sản xuất tôn tại nhà máy ở Bình Dương của Tập đoàn Hoa Sen. Ảnh: T. THẠNH


. Mức tăng như vậy sẽ tác động như thế nào đến GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)?


- Trong các phương án tăng giá điện, chúng tôi đã đưa ra con số tăng CPI do tác động từ tăng giá điện. Trong đó, phương án 3 là tác động ít nhất đến GDP và CPI.


. Thưa ông, theo lộ trình, khi nào VN sẽ có thị trường điện cạnh tranh?


- Khi còn là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói phải 30 năm nữa mới có thị trường điện cạnh tranh thực sự như các nước công nghiệp khác. Lúc đó, trên thị trường sẽ có nhiều người bán, nhiều người mua, ở TPHCM có thể mua điện của Điện lực Hà Nội nếu chất lượng phục vụ tốt và giá cạnh tranh.

Đến nay, lộ trình này vẫn giữ nguyên và chưa có gì đột phá để có thể về đích sớm hơn. Hiện nay, xăng đã theo giá thị trường, giá than cũng bắt đầu giảm dần bảo hộ cho sản xuất xi măng, giấy. Chỉ còn điện vẫn do Nhà nước định giá bán.


. Đợt tăng giá dự kiến vào ngày 1-3 tới có phải là đợt tăng giá điện duy nhất trong năm, liệu có các đợt tăng giá tiếp theo trong năm 2010 không, thưa ông?


- Tăng giá mấy lần và tăng bao nhiêu phụ thuộc Chính phủ, Bộ Công Thương không thể dự đoán. Hiện chúng tôi mới chỉ trình các phương án tăng giá điện vào ngày 1-3. Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với phương án 3 là tăng dưới 5%, Bộ Công Thương sẽ được quyết định các mức giá bán điện cụ thể.

Ba phương án tăng giá điện

Phương án 1: Giá điện tăng 10,58%, tiền điện tăng thêm do tăng giá là 8.500 tỉ đồng. Tiền điện cho sản xuất tăng thêm 4.000 tỉ đồng, sinh hoạt tăng lên 2.300-2.400 tỉ đồng. Như vậy, GDP giảm 0,5%, CPI tăng từ 0,3% - 0,4%.


Phương án 2:
Giá điện tăng 5,68%, tiền điện tăng thêm do tăng giá là 4.500 tỉ đồng. Tiền điện cho sản xuất tăng thêm 2.000 tỉ đồng, tiền điện cho sinh hoạt tăng 2.100 tỉ đồng. Như vậy, GDP giảm 0,28%, CPI tăng từ 0,1% - 0,2%.


Phương án 3:
Giá điện tăng 4,9%, tiền điện tăng thêm 4.000 tỉ đồng. Theo phương án này, GDP giảm 0,2%, CPI tăng 0,1%.

P.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo