![img](https://nld.mediacdn.vn/3hUoABmvvy2IekyeplY8ku9KzTdMI/Image/2012/04/1904/9nguyendinhcung_36790.jpg)
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung. Ảnh: Ngân Bích
Quả ngọt từ Luật doanh nghiệp
Đây là loại hình công ty trách nhiệm vô hạn áp dụng cho các ngành dịch vụ chuyên môn, trong đó cuộc sống, sức khỏe… của khách hàng phụ thuộc nhiều vào chất lượng dịch vụ của bác sĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư…
Phần thảo luận về loại hình công ty này ở Quốc hội khá căng thẳng. Số đại biểu đồng tình không nhiều. Giờ giải lao, các thành viên ban soạn thảo phải tranh thủ “vận động” Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh và một số đại biểu, cuối cùng 12 điều của chương này rút còn 4 điều. Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn kiên quyết không chịu. “Lúc đó, tôi ngồi trên bàn thư ký, vừa mệt vừa buồn nên quay sang nói với người bên cạnh: “Bỏ phần này thì tôi tiếc và buồn lắm!”. Do micro còn mở nên mọi người nghe được, một lúc sau đại biểu Nguyễn Thị Tâm Đan đứng dậy, nói: “Xin Quốc hội thông qua để anh Giá khỏi buồn!”. Mọi người cùng cười, thế là phần về công ty trách nhiệm vô hạn được biểu quyết thông qua” - TS Trần Xuân Giá, nguyên bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, vui vẻ kể.
Sau bao khó khăn, ngày 12-6-1999, Luật DN được Chủ tịch Quốc hội ký thông qua và sau đó Chủ tịch nước ký quyết định ban hành, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2000. Từ đó, mỗi năm, Việt Nam có thêm hàng vạn DN ra đời và đỉnh điểm đạt 60.000 DN mới vào năm 2007.
Cuộc chiến dai dẳng
Khi Luật DN đã được thông qua, ban soạn thảo kiến nghị thành lập một tổ công tác thi hành Luật DN trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, làm nhiệm vụ biên soạn nghị định hướng dẫn thi hành luật, được Thủ tướng chấp nhận. Để giải mã câu hỏi tại sao số DN thành lập vẫn ít, khó phát triển, tổ công tác tỏa xuống các cơ sở. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kết quả: “Thủ phạm” chính là hơn 600 giấy phép con các loại đang tồn tại, làm cản trở việc thành lập DN. Những năm 2000-2001, đánh máy chữ thuê, vẽ tranh truyền thần, sửa đàn hay dụng cụ âm nhạc dân tộc, bán báo, thu mua ve chai…, tất cả đều phải có giấy phép!
Ông Trần Xuân Giá cho biết: “Cứ mỗi chiều thứ sáu, tổ công tác họp lại, phân tích và kiến nghị các cơ quan quản lý bỏ bớt những giấy phép không cần thiết. Trường hợp nào tổ công tác và các bộ không thống nhất được thì kiến nghị lên Thủ tướng nhờ can thiệp. Rất gian khổ! Nhưng chính nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, tổ “đặc nhiệm” chúng tôi đã xóa bỏ được 186 giấy phép”.
![img](https://nld.mediacdn.vn/3hUoABmvvy2IekyeplY8ku9KzTdMI/Image/2012/04/1904/9phamchilan_dc47d.jpg)
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Ngân Bích
Cống hiến không mệt mỏi Những thành viên Ban Soạn thảo Luật DN thời ấy nay hầu hết đã về hưu nhưng công việc của họ vẫn còn gắn rất sát với hoạt động của cộng đồng DN. TS Nguyễn Đình Cung hiện là Phó Viện trưởng CIEM, còn ông Trần Hữu Huỳnh là Tổng Thư ký VCCI - hai tổ chức có chức năng hỗ trợ, kết nối DN rất cao. Còn TS Trần Xuân Giá, không lâu sau nghỉ hưu, ông được mời tham gia và được bầu làm chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB). TS Lê Đăng Doanh và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thường xuyên được mời làm diễn giả tại các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Tại đó, họ luôn đưa ra nhiều kiến giải, tư vấn phù hợp cho DN, được cộng đồng DN nể trọng. “Đó vừa là công việc vừa là niềm vui của cá nhân tôi và các đồng nghiệp” - ông Lê Đăng Doanh tâm sự. |
Bình luận (0)