xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đỏ mắt tìm trái cây organic Việt

NGỌC ÁNH

Trái cây hữu cơ tươi vẫn chưa phong phú do không dễ sản xuất, phụ thuộc mùa vụ và khó khăn trong vận chuyển, bảo quản

Trái cây tươi là một trong những mặt hàng đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất do ăn ngay, không qua sơ chế, chế biến như nhiều loại thực phẩm khác. Người tiêu dùng tìm đến trái cây hữu cơ bởi đây là sản phẩm không hóa chất và giữ được hương vị đặc trưng của quả.

Thơm, chuối... organic đắt hàng

Nhà có trẻ nhỏ nên chị Đỗ Thị Hoa (ngụ quận 3, TP HCM) rất kỹ tính khi chọn mua thực phẩm, nhất là trái cây. "Muốn tập thói quen ăn trái cây cho con nhưng sợ nhiễm phân thuốc hóa học nên tôi chỉ dám cho các cháu ăn vài loại quả mà ông bà trồng ở quê. Sau đó, thấy bất tiện quá nên tôi tìm hiểu thông tin trên mạng rồi mua một vài loại quả hữu cơ nhập khẩu như táo, cherry, dâu, kiwi… Việt Nam mình có nhiều loại quả ngon, nếu có chứng nhận hữu cơ thì người tiêu dùng sẽ an tâm hơn" - chị Hoa bày tỏ.

Đỏ mắt tìm trái cây organic Việt - Ảnh 1.

Trái cây organic sản xuất trong nước bán tại một siêu thị ở TP HCM Ảnh: THANH NHÂN

Giữa lúc người tiêu dùng "khát" trái cây an toàn, Công ty CP Vinamit tung các sản phẩm hữu cơ gồm: chuối già, chuối sứ, thơm, mít... theo tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu ra thị trường hồi giữa năm, được người tiêu dùng tích cực đón nhận. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, công ty đang đưa thêm một số mặt hàng chế biến hữu cơ như nước mía sấy, rau má, thơm, chanh dây, củ dền... để đa dạng hóa sản phẩm.

Theo khảo sát, giá trái cây hữu cơ của Vinamit hiện khá mềm, chỉ tương đương một số sản phẩm cùng loại trồng theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP) nên bán khá chạy. "Vinamit bán giá này để người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm hữu cơ và quen với nó. Nếu chúng tôi nâng giá, nhiều người sẽ từ chối dùng thử và chúng tôi mất khách hàng trong tương lai" - ông Viên giải thích.

Đầu tư đường dài

Theo anh Trần Hữu Đức, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Đức Tiến - đơn vị vừa có 12 ha cam được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA; ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) - khoảng nửa tháng nay, vườn cam của anh hết mùa thu hoạch. Anh Đức cho biết đã chuyển đổi canh tác hữu cơ từ năm 2014, cam có chất lượng tốt hơn canh tác hóa học nên giá cao hơn thị trường khoảng 20%-30%. Đến năm 2018, vườn chốt giá cam nguyên năm, giá giao đến đại lý là 50.000 đồng/kg (loại 1), 38.000 đồng/kg (loại 2) và 20.000-30.000 đồng/kg cho các sản phẩm còn lại.

"Sau khi lấy chứng nhận hữu cơ, công ty vẫn giữ nguyên giá bán. Chúng tôi vẫn trồng giống cam bản địa, chất lượng ngon hơn cam thường là do canh tác hữu cơ, có đầy đủ dinh dưỡng, hương vị" - anh Đức tiết lộ.

Do yếu tố mùa vụ nên các loại trái cây hữu cơ đã hiếm lại thường xuyên đứt hàng. Chị Lê Thị Kim Kiều, quản lý cửa hàng rau sạch Vườn Của Mẹ (đường Nguyễn Hoàng, quận 2, TP HCM), cho biết các loại trái cây có chứng nhận hữu cơ trên thị trường rất hạn chế nên cửa hàng chủ yếu bán sản phẩm canh tác theo hướng sinh học. "Chủ yếu là do chi phí chứng nhận rất cao nên các nhà vườn ngán ngại. Tháng 7 vừa qua, một trang trại cam ở Bình Dương đạt được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, cửa hàng lấy về bán thử, khách rất chuộng. Đây là loại cam vỏ mỏng, ít chua, vị đậm đà nên khách mua không chỉ vì sạch mà còn do rất ngon. Tuy nhiên, nguồn hàng này đang bị đứt" - chị Kiều nói.

Theo anh Trần Hữu Đức, dù trái cây hữu cơ có giá cao hơn thị trường nhưng hiện tại, xét về hiệu quả kinh tế thì chưa bằng canh tác hóa học vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sản lượng thấp. "Trước mắt, canh tác hữu cơ có lợi về sức khỏe người trồng, môi trường trong lành, không lo nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Tương lai, khi mình có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về canh tác hữu cơ thì sẽ cải thiện được năng suất. Ở Nhật có những vườn cam hữu cơ 100 tuổi mà năng suất vẫn rất cao" - anh Đức tin tưởng. 

Hàng nhập hao hụt nhiều

Tháng 7 vừa qua, hệ thống cửa hàng trái cây nhập khẩu Klever Fruits công bố phân phối dòng cherry hữu cơ từ Mỹ với giá bán lẻ gần 1,3 triệu đồng/kg nhưng đến nay đã hết mùa. Các loại trái cây hữu cơ nhập khẩu hiện chỉ có kiwi vàng New Zealand, táo Juliet của Pháp, táo xanh Mỹ...

Theo chủ một chuỗi cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ, nhập khẩu trái cây tươi đã khó, trái cây tươi hữu cơ còn khó hơn do tỉ lệ hao hụt cao và mau hư hỏng. Đơn vị này từng nhập thử nghiệm cam bằng đường hàng không nhưng lỗ nặng vì nhanh hư, không kịp bán.

Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. Thực phẩm hữu cơ đang gây sốt - Ảnh 3. logosassco THMilk
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo