xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam muốn tự bỏ tiền tiêm vắc-xin cho nhân viên

Dương Ngọc

(NLĐO)- Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu hiện đang kêu gọi Chính phủ cho phép các công ty tư nhân tự bỏ ra chi phí để thực hiện tiêm chủng cho nhân viên của họ.

Theo khảo sát ý kiến các doanh nghiệp (DN) thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) mới thực hiện, cứ 5 người được hỏi thì 4 người (79%) đồng ý rằng các DN nên có khả năng tham gia hỗ trợ để nhân viên của họ được tiêm chủng. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời, giúp đẩy nhanh quá trình tiêm chủng của Chính phủ. .

"Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu hiện đang kêu gọi Chính phủ đi xa hơn và nhanh hơn, khai thác sức mạnh của khối DN tư nhân, cho phép các công ty tự bỏ ra chi phí để thực hiện tiêm chủng cho nhân viên của họ"- đại diện EuroCham cho biết.

Doanh nghiệp châu Âu muốn tự bỏ tiền tiêm vắc-xin cho nhân viên - Ảnh 1.

Chủ tịch EuroCham - ông Alain Cany

Các thành viên EuroCham cũng khuyến khích Chính phủ nới lỏng các quy định về cách ly đối với các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài đã được tiêm phòng tại nước sở tại. Cụ thể, hơn 2/3 lãnh đạo DN thực hiện khảo sát (70%) cho biết, công ty của họ phải đối mặt với nhiều trở ngại đối với các quy định hiện tại. Trong khi đó, 79% cho rằng quy định thời gian cách ly 3 tuần sẽ dẫn đến việc có ít chuyên gia đến Việt Nam làm việc hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động kinh doanh của các công ty phụ thuộc vào những vị trí kỹ thuật thiết yếu. 81% thành viên EuroCham tin rằng Chính phủ nên giảm các quy định về cách ly đối với các chuyên gia nước ngoài và gia đình đã được tiêm chủng xuống còn tối đa 1 tuần và đơn giản hóa các thủ tục.

Bình luận về điều này, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết: Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Việc nhanh chóng đóng cửa biên giới cùng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố đã giúp giữ sự lây lan dịch bệnh ở mức thấp và cho phép các hoạt động kinh doanh trong nước vẫn được duy trì.

"Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp lâu dài mà không làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi biên giới của Việt Nam bị đóng, các quốc gia khác đã và đang triển khai tiêm chủng và dần mở cửa lại với thế giới. Vì vậy, hiện nay có một nguy cơ thực sự là Việt Nam có thể bị tụt hậu nếu không triển khai chương trình tiêm chủng đại trà với tốc độ nhanh và quy mô lớn"- ông nhấn mạnh.

Chủ tịch EuroCham cho biết khu vực tư nhân - bao gồm cả DN nước ngoài - có thể giúp đẩy nhanh các nỗ lực tiêm chủng của Việt Nam. Các DN của châu Âu có thể cung cấp các thiết bị hàng đầu trên thế giới và cả chuyên môn quốc tế cần thiết nhằm phục vụ cho chương trình tiêm chủng hàng loạt thành công. Do đó, lộ trình phục hồi của Việt Nam nên khai thác sự đóng góp của các DN châu Âu. Tuy nhiên, kế hoạch cần phải được thực hiện ngay bây giờ để chúng ta có thể bắt đầu hành động ngay khi có vắc-xin.

"Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn toàn cầu về phòng chống Covid-19. Thách thức hiện nay là kết hợp những thành công đã có với một chương trình tiêm chủng đại trà đầy tham vọng và được đẩy nhanh. Nếu có thể đạt được điều này, chắc chắn Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển sau đại dịch. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp đáp ứng hai mục tiêu kép của Chính phủ là bảo vệ sức khỏe cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."- ông Alain Cany khuyến cáo

Chiều 27-5, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, rất nhiều phóng viên các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đã nêu câu hỏi về việc mua, sử dụng, nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 hiện nay,

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết đến nay, Việt Nam đã đàm phán thành công với một số đối tác như Astra Zeneca, Pfizer, BioNTech, Covax Facility để cung cấp vắc-xin cho Việt Nam. Việt Nam cũng đang tiếp tục nỗ lực trao đổi với các quốc gia và các đối tác khác để đa dạng hóa nguồn cung cấp. Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vắc-xin Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp từ các nguồn vốn để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vắc-xin tại Việt Nam

Nghị quyết 21 của Chính phủ ngày 26-2-2021 về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng, chống Covid-19 đã xác định 9 nhóm ưu tiên được tiêm, trong đó chú trọng ưu tiên những đối tượng trong tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, người cao tuổi...

"Chúng tôi cũng rất quan tâm đến cộng đồng người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam. Bộ Ngoại giao cũng đang trao đổi với các bộ, ngành liên quan, báo cáo với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 để triển khai trong thời gian sớm nhất việc tiêm chủng cho đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội"- Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định riêng về nhập cảnh đối với những người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Trong bối cảnh hộ chiếu vắc-xin đã bắt đầu được một số nước trên thế giới áp dụng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý đối với vấn đề này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo