Theo thông tin từ Bộ Công Thương, dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu đã được bộ này trình Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 2 điểm thay đổi đáng lưu ý là quy định cho phép doanh nghiệp (DN) được tự quyết giá xăng dầu trong phạm vi 0%-5%, có sự giám sát của cơ quan chức năng, đồng thời rút ngắn tần suất tính giá xuống còn 15 ngày.
Không thể tự quyết giá khi còn độc quyền
Cũng theo vị này, Nghị định 84 cũ và nghị định mới lần này thực chất chỉ điều chỉnh tỉ lệ phần trăm DN được quyền tự quyết giá xăng từ 0%-7% về 0%-5%, còn về bản chất là không thay đổi nhiều. “Sự điều chỉnh này không đáng kể và nên để DN tự quyết giá để trả giá xăng dầu về đúng thị trường. Như thế mới đánh giá được hiệu quả thị trường” - vị này nói.
Tuy nhiên, đánh giá về hướng sửa đổi nghị định xăng dầu lần này, nhiều chuyên gia kinh tế phản đối nội dung giao quyền tự quyết giá cho DN khi vẫn còn tình trạng độc quyền. Là người nghiên cứu lâu năm về xăng dầu, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng thị trường xăng dầu hiện nay đang là “độc quyền nhóm”, 1 DN xăng dầu duy nhất là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ đến 50% thị phần và đang ở vị trí thống lĩnh thị trường. Vì vậy, quy định cho DN tự định giá trong phạm vi 0%-5% là không hợp lý, trái với phương thức quản lý về giá của nền kinh tế thị trường.
“Nếu để DN tự định giá từ 0%-5% thì sẽ có hiện tượng lợi dụng biên độ tăng giá, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều này đã xảy ra trong thực tế thời gian qua. Mặc dù nhà nước đã quản lý giá nhưng mỗi khi giá thế giới tăng thì DN đòi tăng nhanh nhưng khi giá thế giới giảm, thậm chí giảm rất sâu, thì không giảm hoặc chỉ giảm nhỏ giọt” - ông Ngô Trí Long phân tích.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng nội dung quản lý nhà nước về giá đã được quy định trong Luật Giá có hiệu lực từ ngày 1-1-2013. Theo đó, đối với sản phẩm độc quyền thì nhà nước quy định giá bằng những mức như: giá chuẩn, giá trần, giá sàn và khung giá. Trong đó, xăng dầu hiện nay là độc quyền nhóm thì nhà nước phải quy định giá trần đối với DN độc quyền nhóm bán. Giá trần được xác định dựa vào giá cơ sở được tính toán đầy đủ thông số đầu vào.
Nên chọn chu kỳ tính giá 10 ngày
Ngay khi Bộ Công Thương rà soát, đánh giá Nghị định 84 và xây dựng dự thảo nghị định mới, đại diện DN và các chuyên gia kinh tế đều nêu ý kiến cho rằng nên giảm thời gian tính giá xuống còn 10 ngày để sát với giá thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia từng tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo này, hiện Bộ Công Thương đang dừng lại ở phương án quy định tần suất thời gian tính giá là 15 ngày.
Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng Nghị định 84 quy định thời gian tính giá 30 ngày là hợp lý tại thời điểm ra đời. Nguyên nhân do trước kia không có Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, yêu cầu 30 ngày để bảo đảm dự trữ lưu thông, ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Hiện nay, quy định này đã trở nên lạc hậu, dựa vào đó để tính giá là không còn hợp lý. Tuy nhiên, ông Long cũng chỉ ra cái khó hiện nay là chúng ta chưa tách bạch được dự trữ nhà nước và dự trữ DN khiến quy định tính giá của các DN vẫn phải “ôm” cả nội dung dự trữ lưu thông.
Thông tin một chiều Theo các chuyên gia kinh tế, thực tế hiện nay, thông tin về giá xăng dầu do các DN báo cáo, công bố đều là thông tin một chiều. Tuy nhiên, các thông tin này lại được thừa nhận, không có giám sát, không có phản biện. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý giá xăng dầu của cơ quan nhà nước còn yếu kém. |
Bình luận (0)