xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp thép khó xoay trở

Thanh Nhân - Phương Nhung

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước đang phải đối diện với khó khăn kép mà hướng ra phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố ngoài doanh nghiệp

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 9 tháng đầu năm 2019, sản xuất thép trong nước đạt hơn 18,83 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, bán hàng đạt trên 17,3 triệu tấn, tăng 8,5% (bao gồm cả xuất khẩu 3.546.274 tấn, tăng 2,9%).

Giá giảm, tồn kho tăng

Mặc dù lượng thép tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) có tăng nhưng các doanh nghiệp (DN) lĩnh vực này cho biết cạnh tranh trong ngành đang gay gắt hơn bao giờ hết. Nguyên nhân do tổng sản lượng thép sản xuất trong nước đã vượt xa nhu cầu thị trường trong khi thép nhập khẩu giá rẻ ngày càng nhiều (8 tháng nhập tới hơn 10 triệu tấn); các DN thép nước ngoài có xu hướng đẩy mạnh đầu tư nhà máy tại Việt Nam và gây áp lực đối với các DN sản xuất trong nước.

Ông Đinh Công Khương, Giám đốc Công ty CP Thép Khương Mai, chuyên phân phối thép các loại trong nước lẫn nhập khẩu, nêu thực trạng nhiều DN sản xuất, kinh doanh thép đang thua lỗ. "DN nào tồn nhiều thì lỗ nhiều, tồn ít lỗ ít. Tình hình chung là kinh doanh mặt hàng thép trên thế giới tăng trưởng chậm, trong nước một số mặt hàng như thép ống, thép xây dựng… lượng tiêu thụ cũng giảm. Về hàng nhập khẩu, ngoài thép giá rẻ từ Trung Quốc, gần đây thép cuộn cán nóng của Ấn Độ cũng tràn về nhiều, giá rẻ hơn hàng sản xuất trong nước khoảng 15-20 USD/tấn" - ông Khương tiết lộ.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, giá bán thép các loại trải qua mấy lần điều chỉnh đã giảm trung bình 8%-10%. Điều này khiến nhiều DN phải tạm dừng kế hoạch mở rộng nhà máy; phần lớn DN phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất để giảm tồn kho. Ngay cả DN lớn như Thép Việt cũng xác nhận sản xuất chỉ tăng rất ít so với cùng kỳ năm 2018. Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thép Việt, cho biết từ đầu năm đến nay công ty ông phải điều chỉnh sản lượng vì đầu ra không thuận lợi bằng mọi năm. "Tiêu thụ trong nước giảm sút, xuất khẩu ra nước ngoài thì vướng hàng rào bảo hộ nên khó xoay trở" - ông Đỗ Duy Thái nói.

Doanh nghiệp thép khó xoay trở - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân khiến tiêu thụ thép xây dựng sụt giảm. Ảnh: TẤN THẠNH

Gỡ vướng cách nào?

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nhận định thị trường trong nước có thể gia tăng tình trạng dư thừa đối với một số sản phẩm thép như tôn mạ, thép cuộn cán nguội, ống thép, thép xây dựng… Nguyên nhân là do Việt Nam mở cửa thị trường ở mức rộng, tạo cho các nước "cảm giác Việt Nam là vùng trũng, không có biện pháp bảo hộ thị trường". Từ đó, không chỉ riêng Trung Quốc mà nhiều nước khác cũng ồ ạt đưa thép vào Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu trong nước chững lại khiến tình trạng dư thừa thêm trầm trọng và giá cả có dấu hiệu sụt giảm. "Lợi nhuận của nhà sản xuất có thể bị ảnh hưởng lớn, nhiều DN không tránh khỏi bị đình trệ hoặc nguy cơ dừng sản xuất. Xuất khẩu cũng rất khó khăn do nhiều nước như Mỹ, khu vực Đông Âu ngày càng bảo hộ mạnh mẽ thị trường nội địa" - ông Đa nhận định.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, mặt hàng thép thường xuyên phải đối mặt các vụ kiện phòng vệ thương mại, chiếm 35/142 vụ việc phòng vệ thương mại mà các nước điều tra với Việt Nam. Gần đây nhất, sau khi Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra tự vệ đối với hàng chục nhóm sản phẩm thép nhập khẩu.

Các sản phẩm thép bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tương đối đa dạng và ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn ở mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn mà cả những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ. Hiện chỉ còn nhóm sản phẩm thép xây dựng chưa bị kiện phòng vệ thương mại và chiếm khoảng 22% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Trong nước, từ đầu năm đến nay, các dự án bất động sản gặp nhiều trở ngại về thủ tục nên đình trệ, đặc biệt tại TP HCM không có dự án mới nào hình thành. "Bán ra nước ngoài thì vướng rào cản bảo hộ, bán trong nước cũng không xong. DN còn có thể ngồi chờ nhà nước tháo gỡ vướng mắc thủ tục cho lĩnh vực bất động sản, dự án khởi động lại mới mong tiêu thụ thép khởi sắc được" - ông Đỗ Duy Thái nhận định.

Về giải pháp, ông Nghiêm Xuân Đa cho rằng cần có biện pháp điều chỉnh nguồn cung bằng cách điều chỉnh nguồn cung hợp lý, như giảm sản xuất sản phẩm thép xây dựng, thép gia dụng vốn đã dư thừa; tăng sản phẩm chất lượng cao hiện đang thiếu. Đồng thời, phát tín hiệu cho quốc tế thấy Việt Nam là thị trường có bảo hộ ở mức độ phù hợp, vừa không vi phạm cam kết quốc tế vừa bảo vệ được nền sản xuất trong nước. "Chủ nghĩa bảo hộ đang trở thành một làn sóng trên thế giới nên chúng ta không thể không bảo hộ ở mức hợp lý, đó cũng là cách bảo vệ nhà đầu tư, nhà sản xuất" - ông Đa nói. 

Nguy cơ mượn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu

Các DN thép báo động tình trạng các dự án nhà máy thép của DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, một số DN, nhất là Trung Quốc, chuyển sản xuất sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam đem xuất khẩu. "Nguy cơ các nước tăng điều tra chống phá giá hoặc tẩy chay hàng Việt Nam vì lý do này rất cao. DN trong nước sẽ bị vạ lây và thiệt hại nặng" - tổng giám đốc một DN sản xuất thép khu vực phía Nam cảnh báo.

P.An

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo