xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dồn mọi hỗ trợ cho nông dân

Tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ cho nông dân, thay vì cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo như lâu nay, sẽ cải thiện đời sống người trồng lúa; từ đó, hạt gạo VN có bệ phóng vững vàng hơn để vươn ra thế giới

Chưa chuyên nghiệp


Tôi là nhà xuất nhập khẩu hàng nông sản, xin có một vài ý kiến đóng góp với hy vọng việc xuất khẩu gạo sẽ tốt hơn.


Trước hết, phải thừa nhận thực tế giá gạo rớt vào thời điểm này là không thể tránh khỏi. Bị tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nông sản rớt thì chắc chắn giá gạo rớt. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cứ dự đoán tình hình giá lên hoặc xuống mà quyết định mua và bán, đó là quy luật kinh tế thị trường. Riêng giá thành gạo còn phụ thuộc vào giá vận chuyển, trong khi giá vận chuyển đã tăng 50 USD/tấn so với năm trước nên đã làm giá bán mất 10%. Gạo là mặt hàng chưa niêm yết mua bán CBOT (tức mua bán giao tương lai), do vậy rất dễ bị ép giá nếu các nhà nhập khẩu quốc tế biết được lượng gạo VN ký bán cho Philippines, Indonesia. Cho nên, chúng ta đừng “la to” khi ký hợp đồng.

img
Hạt gạo VN đang phải gánh quá nhiều chi phí. Ảnh: NG.TRINH


Về công tác tổ chức, điều hành, công ty Nhà nước phải đứng ra mua hết lượng gạo cần xuất khẩu, sau đó bắt tay với Thái Lan để cùng bán. Hiện cách bán hàng của chúng ta hết sức nghiệp dư, mạnh ai nấy bán. Hiệp hội Lương thực VN (VFA) thì cứ quanh quẩn chờ hợp đồng về, các doanh nghiệp xuất khẩu thì chẳng có người giỏi để làm. Ví dụ, đợt hội nghị tháng 1 vừa qua về thương mại nông sản thế giới tại Singapore, tôi là người VN duy nhất đi dự. Không hiểu vì sao VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo VN vắng bóng tại sự kiện này?

Đoàn Ngọc Thơ


Chống bán phá giá


Nông dân VN chịu rất nhiều bất hợp lý. Các doanh nghiệp VN thường cạnh tranh nhau bằng cách hạ giá bán. Lợi dụng điều này, các công ty nước ngoài đã ép giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu của VN, trong đó có gạo. Vì vậy, Chính phủ cần kiểm tra tài khoản của các đơn vị xuất khẩu gạo tại các ngân hàng nhằm tránh tình trạng bán phá giá gạo. Làm như vậy có thể sẽ hạn chế phần nào việc bán phá giá, góp phần nâng cao giá thu mua gạo xuất khẩu.


Ngoài ra, cần có một tổ chức đứng ra thu thập thông tin về sản lượng trong vụ mùa và tiến hành đấu thầu dành cho các đơn vị xuất khẩu. Như vậy, tình trạng ép giá sẽ giảm, nhà nông được lợi mà các doanh nghiệp cũng có được thông tin chính xác về sản lượng, chất lượng gạo. Thực hiện điều này đòi hỏi vai trò quản lý Nhà nước cũng như sự hợp tác của nông dân.

Lê Trung


Tiêu thụ hết lúa trong dân


Để khai phóng gạo Việt, VFA cần làm như sau:


Một là, xóa bỏ giá sàn xuất khẩu hoặc giảm giá sàn xuống dưới 400 USD/tấn để khơi thông cho các hợp đồng thương mại được ký kết. Giá sàn hiện tại được cho là quá cao và bất hợp lý so với tình hình chung của thị trường. Đừng chủ quan cho rằng áp giá sàn cao để kéo giá nội địa lên cao..., điều đó sẽ tác dụng ngược như tình hình hiện nay. Những hợp đồng thương mại này đôi khi là đòn bẩy sẽ làm tăng giá nội địa.


Hai là, mở cửa thị trường Philippines: Lâu nay, thị trường này dồn hết cho các hợp đồng tập trung của chính phủ, mở của thị trường là để cho doanh nghiệp được ký kết hợp đồng thương mại với các đối tác Philippines. Hiện tại, chính phủ nước này đang cấp quota cho các doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu khoảng 200.000 tấn gạo, đó là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta.


Ba là, VFA và các doanh nghiệp thành viên hãy hướng hoạt động kinh doanh gạo của mình đến mục tiêu cao cả hơn là bảo đảm lợi ích xã hội (tìm đầu ra cho nông sản, tiêu thụ hết lúa gạo cho nông dân và bảo đảm an sinh cho nông dân) hơn là hiệu quả kinh tế. Doanh nghiệp giảm bớt lãi để mua lúa cho nông dân với giá tốt. Nếu làm được việc này, chỉ trong một tháng giá lúa sẽ tăng trở lại.

Trương Văn Hiệp


Giảm bớt phí


Nông dân không được trả công lao động, ngược lại còn phải “gánh” quá nhiều chi phí. Nếu cơ quan, đơn vị nào muốn tính giá thành sản xuất lúa thì hãy đi thực tế và chịu khó lắng nghe nông dân, chắc chắn sẽ tính được. Để làm ra hạt lúa, ngoài thuốc, phân bón, giống..., nông dân phải trả phí đê điều, thủy lợi, trước đây phải đóng cả tiền làm lộ nông thôn trên đầu công ruộng, tiền vốn bỏ ra mua đất sản xuất (hoặc thuê đất) cũng không được khấu hao. Gánh quá nhiều thứ phí như vậy, biết đến bao giờ chúng tôi mới khá nổi?!

Lê Văn Lam (Đồng Tháp)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo