xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đột phá để phục hồi kinh tế (*): Nhiều góp ý cho đề án xây dựng trung tâm tài chính

Phương Nhung - Thanh Nhân

Tự do hóa tài chính, đa dạng các thị trường tài chính và tạo thuận lợi về mặt thể chế... là những đòi hỏi cần thiết trong tiến trình xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM

Sáng 25-2, tại trụ sở UBND TP HCM, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thị Thắng đã chủ trì hội thảo góp ý "Đề án phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế".

Khát vọng 20 năm

Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng cho biết ý tưởng về việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam tại TP HCM đã có từ cách đây gần 20 năm. Mới đây, trên cơ sở đề nghị của UBND TP HCM và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng đã đồng ý cho UBND TP HCM nghiên cứu, lập đề án xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại thành phố. "Điều này không chỉ thể hiện khát vọng của TP HCM mà còn thể hiện ý chí quyết tâm của trung ương nhằm nỗ lực hiện thực hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng" - bà Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Đột phá để phục hồi kinh tế (*): Nhiều góp ý cho đề án xây dựng trung tâm tài chính - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng phát biểu tại hội thảo góp ý “Đề án phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế” tổ chức ngày 25-2 .Ảnh: TẤN THẠNH

Theo đề án, mô hình trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM gồm 3 cấu phần. Thứ nhất, là thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng với mục tiêu hội tụ và phát triển các dịch vụ, thị trường và tổ chức tín dụng truyền thống; hình thành các tập đoàn tài chính…

Thứ hai, là thị trường vốn, bao gồm phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp; dịch vụ quản lý quỹ đầu tư và quản lý tài sản phục vụ nhà đầu tư nội địa và quốc tế...

Thứ ba, là thị trường hàng hóa phái sinh, gồm việc hình thành và phát triển Sở Giao dịch hàng hóa TP HCM; gắn với thị trường nông sản ở ĐBSCL và Tây Nguyên; kết nối với các sở giao dịch hàng hóa và nhà đầu tư toàn cầu.

Cho rằng TP HCM đã có những "nguyên liệu" rất tốt từ việc kế thừa những đề án nghiên cứu về trung tâm tài chính từ trước đây, TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, lưu ý thành phố đang trên tinh thần phát triển một trung tâm tài chính quốc tế chứ không phải xây mới.

Hiện TP HCM đang là trung tâm tài chính quốc gia, xếp hạng trung bình trong khối ASEAN. Nếu xét về thị trường tiền tệ, thành phố đóng góp khoảng 28% giao dịch; còn về thị trường vốn thì đóng góp đến 90% cho cả nước.

"Khát vọng của chúng ta là đi từ trung tâm tài chính quốc gia đến khu vực và quốc tế. Chúng ta xây theo lộ trình, có những chính sách thúc đẩy dần và phân kỳ. Năm 2030, sẽ hình thành trung tâm tài chính mang tầm khu vực và sau năm 2030, sẽ vươn tầm quốc tế. Tôi đồng tình với hướng phát triển chắc chắn nhưng phải có đột phá" - TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Để hiện thực hóa khát vọng này, TS Trần Du Lịch lưu ý thu hút "sếu đầu đàn" vào để tập trung phát triển, đặc biệt là tập trung đưa vốn vào công nghệ số và Fintech. "Về cơ chế, chính sách, chúng tôi tập trung vào 3 nhóm gồm: chính sách cho nhà đầu tư chiến lược đầu tư hạ tầng; thu hút các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chiến lược; cuối cùng là tập trung đổi mới sáng tạo trong thu hút tài chính để tạo sức hút bằng cơ chế thí điểm" - ông Trần Du Lịch cho biết thêm.

Bài toán cải cách thể chế

TS Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường ĐH Fulbright, nêu thực tế TP HCM hiện có khoảng 200 doanh nghiệp Fintech cùng nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán nhưng chưa có tập đoàn tài chính. Các dịch vụ mới nổi tăng trưởng nhanh trong thời gian qua nhưng chưa rõ có thể tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới hay không?

"Các dịch vụ này có trở thành những tổ chức tài chính số không hay chỉ là những start-up (nhà khởi nghiệp) chết yểu? Mấu chốt khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là cần sự xuất hiện của các tập đoàn tài chính đa ngành.

Ngoài ra, khi triển khai các bước hình thành trung tâm tài chính, bắt buộc phải xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính. Trong khi đó, ít nhất từ nay đến năm 2030, Việt Nam chưa thể có tự do hóa tài chính mạnh mẽ. Đây là vấn đề cần phải được tháo gỡ bằng một lộ trình cụ thể" - ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng lưu ý cần hình thành mô hình trung tâm tài chính. Đó không phải là những tòa nhà mà là hệ sinh thái trung tâm tài chính với cấu phần quan trọng là Fintech, ngân hàng số. Đặc biệt, trong hệ sinh thái này, cần hình thành thị trường hàng hóa phái sinh.

"Cần xây dựng một thể chế mới với sự tham gia của cơ quan quản lý chuyên ngành đóng vai trò thực thi các cơ chế đặc thù được cấp cho TP HCM. Ngoài ra, đột phá chính sách là quan trọng nhất. Theo đó, một cơ chế để vừa đầu tư chứng khoán, ngân hàng số vừa đầu tư bảo hiểm sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn nhiều so với ưu đãi thuế, tiền thuê đất…" - ông Nguyễn Xuân Thành nêu quan điểm.

Theo ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cần xây dựng sở giao dịch hàng hóa phái sinh với bản chất là giao dịch tài chính. Ngoài ra, cần có sự đa dạng hóa hơn nữa các thị trường tài chính của TP HCM, ví dụ có sàn giao dịch vàng ngay trong sàn giao dịch hàng hóa hay hình thành thị trường mua bán - sáp nhập (M&A), thị trường mua bán nợ…

Đồng thời, hình thành những định chế đa năng hơn, chẳng hạn tập đoàn tài chính, cần phải tháo gỡ câu chuyện pháp lý trên quy mô toàn quốc bởi nhà đầu tư đến Việt Nam không chỉ hoạt động bó hẹp trong trung tâm tài chính.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, TP HCM có nhiều lợi thế để hình thành trung tâm tài chính nhưng nên phát triển, nâng cấp những gì đã có bên cạnh việc phát triển thêm các dịch vụ mới.

Bên cạnh đó, TS Cung cho rằng việc phát triển trung tâm tài chính có khả năng vấp phải những rào cản lớn về pháp lý và cần có đột phá về thể chế. Do vậy, TP HCM cần mạnh mẽ hơn trong việc đề xuất Chính phủ, Quốc hội thay đổi thể chế pháp lý cho phù hợp.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 18-2

TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Cần bổ sung đánh giá tác động

10-Nguyen-Duc-Kien---y-kien

Nhằm hoàn thiện tờ trình liên quan đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM để trình Bộ Chính trị, cần bổ sung đánh giá tác động của đề án với kinh tế về mặt định lượng. Liên quan đến định hướng "đi tắt đón đầu" vào lĩnh vực ngân hàng số và Fintech hay xây dựng ngân hàng số kết hợp Fintech, đề án chưa nhấn mạnh cụ thể nên chưa có nét riêng của trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM.

Một điểm cần lưu ý là nếu TP HCM không hình thành trung tâm tài chính quốc tế thì tự thị trường cũng có yêu cầu và phát triển. Thành phố cần xác định tâm thế trở thành "bà đỡ" để thị trường đó phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, đề án cũng cần gắn với mục tiêu phát triển kinh tế TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về việc xây dựng nội dung cho từng giai đoạn, cần làm rõ trong mỗi giai đoạn 2021-2025, 2026-2030, thành phố có trách nhiệm đóng góp như thế nào, dự kiến huy động được bao nhiêu vốn nước ngoài và trung ương cần hỗ trợ gì...?

Bản thân TP HCM đã là một trung tâm tài chính tự nhiên trong quá trình vận hành kinh tế đất nước. Bước tiếp theo, để xây dựng một kết cấu vật thể cho trung tâm tài chính, cần tận dụng những cái đang có và đặt trong mối liên kết với kinh tế số, trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ Fintech phát triển. Chẳng hạn, ví MoMo trong năm 2021 với bối cảnh dịch bệnh vẫn huy động được 400 triệu USD đầu tư từ nước ngoài. Nếu những lĩnh vực tài chính kết hợp tốt với công nghệ thì sẽ tạo đột phá rất mạnh.

TS TRƯƠNG VĂN PHƯỚC - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Sửa lại luật lệ tài chính

10-Truong-Van-Phuoc---y-kien

Tôi cho rằng cần thống nhất cách nói. Chúng ta bàn câu chuyện xây dựng trung tâm tài chính quốc gia tại TP HCM chứ không phải phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính. Trung tâm tài chính này chứa đựng những quy phạm pháp luật mới về tài chính và các bộ - ngành, trung ương phải có trách nhiệm cùng TP HCM xây dựng trung tâm tài chính.

Để phát triển trung tâm tài chính, nhà nước cần phải sửa lại luật lệ tài chính. Trung tâm tài chính suy cho cùng bao gồm thể chế tài chính và hàng hóa tài chính. Nếu không thay đổi thể chế tài chính theo hướng cho phép tồn tại hàng hóa, dịch vụ thì không thể hình thành trung tâm tài chính.

Cũng cần phải chuyển đổi được đồng tiền Việt Nam. Chừng nào chưa chuyển đổi được đồng tiền Việt Nam thì tính cạnh tranh vô cùng thấp, sức ảnh hưởng của trung tâm tài chính chưa cao và khả năng đề án chỉ nằm trên giấy.

P.An - T.Dương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo