xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch phải có chiến lược phát triển dài hạn

Xuân Hòa

Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp du lịch mạnh, uy tín, đóng vai trò chủ lực, tạo cú đột phá trong khai thác thị trường mới.

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế TP HCM 2016, sáng 8-9, tại khách sạn Rex, Ban Kinh tế trung ương phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức tọa đàm “Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” với hơn 100 đại biểu tham gia

Tại buổi tọa đàm, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã bày tỏ những bất cập khiến ngành du lịch Việt Nam cạnh tranh kém với các quốc gia trong khu vực.

Các doanh nghiệp cho rằng ngành du lịch không có bộ phận xúc tiến chuyên nghiệp ở tầm quốc gia, cứ mỗi kỳ hội chợ lại cử cán bộ tham dự theo kiểu cho “một suất đi du lịch”. Một số khác bày tỏ sự thất vọng khi tham gia gian hàng chung tại hội chợ du lịch quốc tế của Tổng cục Du lịch tổ chức những năm trước nhưng không có sự chuẩn bị trước; trong và sau hội chợ, gian hàng không có tiếng nói chung, tài liệu lèo tèo…

Trong khi đó, ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtours, thừa nhận thời gian qua, điều kiện thành lập doanh nghiệp lữ hành quá dễ khiến thị trường lữ hành vốn đã nhỏ lại càng phân tán. “Ai cũng có thể mở doanh nghiệp lữ hành làm cho các doanh nghiệp nhỏ không phát triển được thị trường, sản phẩm mới mà tập trung giành giật miếng bánh thị phần quá nhỏ của nhau khiến thị trường du lịch bị động, ít đơn vị nào đầu tư đột phá vì sợ bị ăn cắp chất xám” - ông Hoan bày rỏ.

Vì vậy, để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ông Hoan cho rằng cần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp du lịch mạnh, uy tín, đóng vai trò chủ lực, tạo cú đột phá trong khai thác thị trường mới. Do đó, hơn lúc nào hết, ngành du lịch cần rà soát, kiểm tra, sàng lọc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh trái phép, tránh những “con sâu làm rầu nồi canh”.

img

Theo ông Phạm Mạnh Hà, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Luxury, du lịch Việt Nam phải định vị thế mạnh, sự khác biệt của mình so với các quốc gia xung quanh; phải có chiến lược phát triển dài hạn và đo lường được hiệu quả các chương trình quảng bá.

Ông Võ Anh Tài, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, nhấn mạnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch rằng muốn du lịch thành công thì đầu tiên thể chế chính sách, pháp luật phải tạo điều kiện cho ngành. Tuy nhiên, trong ngành kinh tế du lịch, lữ hành được xác định là hoạt động kinh doanh đặc biệt, có điều kiện vì liên quan đến an toàn, tính mạng con người, hình ảnh và uy tín của quốc gia… Vì vậy, lữ hành quốc tế cần có điều kiện thành lập, tỉ lệ góp vốn, đòi hỏi có thị trường khai thác, số lượng hướng dẫn viên cơ hữu có thể đáp ứng ngôn ngữ của thị trường kinh doanh.

“Hiện nay, số đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp phép là 1.519 doanh nghiệp, được cho là quá nhiều so với nhu cầu, thực tế phát triển dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá giá, giảm sút chất lượng, gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Vì thế, cần thiết quy định cụ thể mức ký quỹ, người đại diện pháp luật… chứ không quá giản lược như dự thảo hiện nay” - ông Tài dẫn chứng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đánh giá du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh, liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, du lịch cần định hướng rõ ràng, không phát triển tràn lan, tùy tiện mà dựa vào tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Phát triển du lịch phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường nhưng có sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, như áp dụng giá điện cho các cơ sở lưu trú bằng với giá điện sản xuất.

Ông Tuấn nhấn mạnh bên cạnh đó, ngành du lịch phải tiến hành nhiều “việc làm ngay” như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh theo hướng cải tiến quy trình thủ tục; rút ngắn thời gian xin thị thực của du khách; triển khai cấp thị thực điện tử từ ngày 1-1-2017; phát triển hạ tầng giao thông từ đường hàng không, đường bộ, đường thủy…

Khách quốc tế tăng kỷ lục

Trong 8 tháng đầu năm 2016, nhờ những chính sách cởi trói của Chính phủ, ngành du lịch đón được 6,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và 43,1 triệu lượt khách nội địa; tổng doanh thu đạt 265.000 tỉ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, trong tháng 8 - tháng thấp điểm nhất - ngành du lịch vẫn đón được 900.000 khách quốc tế; đạt mức tăng trưởng kỷ lục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo