xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá điện phải vì người nghèo

Phương Nhung

Nhiều chuyên gia cho rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tiết giảm chi phí để người dân “dễ thở” với giá điện

Ngày 22-9, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về biểu giá điện bán lẻ; sau đó là Đà Nẵng (23-9) và TP HCM (30-9).

Đồng thuận cách tính theo bậc thang

Là chuyên gia đầu tiên góp ý cho biểu giá điện, TS Ngô Trí Long cho rằng phương án 1 với nội dung giữ nguyên 6 bậc thang như hiện hành vốn đã bị người dân than phiền nhiều mà vẫn đưa vào lấy ý kiến là “hơi bảo thủ”.

Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo TS Long, nên dùng phương án bậc thang lũy tiến nhưng cần khắc phục nhược điểm của phương án 6 bậc. Trong 6 bậc hiện nay, 2 bậc đầu có giá thấp hơn so với giá bình quân 5,1% và 2,3%. Từ bậc 3 đến bậc 6, giá điện cao hơn mức bình quân quá lớn. Do đó, TS Long cho rằng nên để mỗi bậc cách nhau khoảng 150 KWh và giá của từng bậc so với giá bình quân không nên chênh lệch quá cao. Bậc cao nhất nên để từ 600 KWh trở lên, thay vì 400 KWh như hiện nay, để người dân có thu nhập khá một chút cũng có thể xài điện “dễ thở”.

Đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, cho rằng nên thực hiện phương án tính biểu giá điện theo lũy tiến bậc thang. Trong khi đó, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, đề xuất nên xây dựng giá điện 5 bậc thang trên cơ sở rút gọn 2 bậc đầu tiên thành một.

Một ý kiến khác khá đặc biệt là của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương. Ông nói thẳng: “Tôi không góp ý biểu giá điện vì đọc chẳng hiểu gì. Tôi không hiểu tại sao lại ra con số đó. Trong giá điện phải phân ra chi phí và chính sách. Chi phí thì có giá sản xuất, truyền tải, phân phối và cuối cùng mới là giá bán lẻ. Bốn công đoạn đó phải chỉ rõ để thấy hiện nay, khâu nào đang làm tốt, khâu nào không để giảm chi phí”. Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng quan trọng nhất là EVN phải tiết giảm chi phí.

Dùng nhiều phải chịu giá cao

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS-TS Trần Đình Thiên, cho hay mức sống và nhu cầu tiêu dùng bây giờ đã tăng lên nên số điện tiêu dùng tối thiểu cũng cần tăng. Trước đây, bậc 1 là 50 KWh thì giờ phải tăng lên là 100-150 KWh. GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, khẳng định không có phương án điều chỉnh giá nào mà tất cả mọi đối tượng trong xã hội không bị thiệt. “Phương án giá phải hài hòa các lợi ích, khoảng cách giữa các bậc vừa mức, không nên chênh nhiều. Ai tiêu dùng điện quá mức sẽ phải trả giá cao hơn” - ông Thái nói.

Tuy vậy, với tư cách đại diện cho tiếng nói của người dân, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chỉ ra sản lượng điện tiêu thụ của các hộ sử dụng ở 150 KWh/tháng chiếm đến 60% tổng sản lượng điện sử dụng của 21 triệu hộ dân. Đây là những hộ nghèo, cận nghèo, các hộ công chức.

Còn những hộ dân dùng trên 400 KWh/tháng chỉ chiếm 4,7% sản lượng điện của tổng số hộ. Ông lấy ví dụ tỉnh Sóc Trăng với 1,3 triệu dân chỉ có hơn 100.000 người sử dụng quá 100 KWh điện/tháng. Ở nông thôn dùng ít điện, có nhà chỉ 2 ngọn đèn với tivi. Còn dùng điện mà lên đến 2 triệu KWh thì có thể nhiều máy điều hòa quá, đấy là những hộ có điều kiện.

“Biểu giá điện chia thế nào thì chia nhưng phải bảo đảm quyền lợi của số đông, tức là phải trên 60% số hộ sử dụng điện. Điện là ngành sản xuất đặc thù, không tái tạo nên chúng ta khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả chứ không khuyến khích sử dụng nhiều điện mà trả ít tiền đi. Như vậy, thống nhất chia theo lũy tiến nhưng chỉ kiến nghị thêm cơ quan tư vấn cần tính đến số đông người nghèo” - ông Kiên nêu.

Vì sao EVN tổ chức hội thảo?

Ông Nguyễn Đình Cung tỏ ra ngạc nhiên vì EVN đứng ra làm hội thảo mà không phải là Bộ Công Thương. “Việc của doanh nghiệp là kinh doanh, EVN chỉ làm giá điện cho mình thôi, không phải làm giá điện cho nhà nước. Phải phân biệt rõ chức năng, thẩm quyền!” - ông Cung nói. PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng dường như có sự nhầm lẫn về chức năng trong việc tổ chức hội thảo này bởi EVN đứng ra làm biểu giá điện chẳng khác nào đi thanh minh!

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), EVN tổ chức hội thảo trên cơ sở thực trạng, xem xét biểu giá điện mới và sẽ thực hiện đầy đủ các bước có ý kiến bộ, ngành. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, chia sẻ: “Đứng ở góc độ nhà sản xuất thì EVN chỉ cần có giá bán đủ chi phí là được nhưng phải chịu trách nhiệm trước quốc gia về cung cấp điện cho toàn nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ Thủ tướng và Bộ Công Thương giao nên EVN phải làm”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo