xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá lúa tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không nhiều

LÊ HOÀNG

(NLĐO) - Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng chúng ta đã chuyển từ tư duy phát triển đơn giá trị sang đa giá trị trên một diện tích sản xuất, trong đó có sản xuất lúa. Vì vậy, phải định vị lại thu nhập của người nông dân trồng lúa cho khác đi.

Ngày 24-11, tại TP Vị Thanh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức hội thảo "Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài".

Giá lúa tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không nhiều - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo

Thời gian qua, tình hình xuất khẩu lúa gạo liên tục có nhiều biến động do một số cuộc xung đột đang xảy ra cùng hiện tượng El Nino, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài khiến giá lương thực toàn cầu tăng đột biến. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho Việt Nam – một trong những quốc gia chuyên sản xuất lúa gạo xuất khẩu.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe những nội dung tham luận xoay quanh việc phân tích cơ cấu giá thành hiện nay; so sánh chi phí sản xuất và giá lúa tiêu thụ, xuất khẩu, từ đó chuẩn định mức giá thành sản xuất để người nông dân có lãi cao; phân tích một số điểm nghẽn còn tồn tại của sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; gợi ý các giải pháp khắc phục hạn chế, giúp nhà nông dân gắn bó với nghề trồng lúa, gia cố vai trò vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế….

Giá lúa tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không nhiều - Ảnh 2.

TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, báo cáo tham luận tại hội thảo

Trong đó, vấn đề mà các đại biểu quan tâm nhất được TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, nêu ra đó chính là giá lúa tăng ở thời điểm hiện tại nhưng không giúp lợi nhuận của nông dân tăng tương ứng.

Cụ thể, ước đến thời điểm hiện tại, tổng thu từ sản lượng lúa đạt gần 130 triệu USD, so với năm 2012 tăng gần 20 triệu USD. Tuy nhiên, lợi nhuận trong năm 2023 ước chỉ đạt trên 50 triệu USD, thấp hơn so với năm 2012 gần 10 triệu USD.

Nguyên nhân được cho chính là việc lạm dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân cùng với việc đất trồng đã bạc màu. Từ đó dẫn đến việc năng suất không đổi, doanh thu tuy tăng nhưng kèm theo chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận của bà con nông dân giảm.

Giá lúa tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không nhiều - Ảnh 4.

Tọa đàm “3 nhà” để cùng nhau tìm giải pháp tối ưu chi phí sản xuất và nâng cao giá trị hạt gạo Việt.

Để giải quyết được vấn đề trên và tìm ra giải pháp căn cơ, hội thảo cũng đã có buổi thảo luận về "3 nhà" (nhà nước – nhà nông – nhà phân phối vật tư nông nghiệp) để cùng nhau tìm giải pháp tối ưu chi phí sản xuất và nâng cao giá trị hạt gạo Việt.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng giá lúa đã và đang đạt kỷ lục cao so với nhiều năm vừa qua khiến nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, những người trực tiếp sản xuất ra hạt lúa vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở vì không biết giá lúa cao còn duy trì được bao lâu. Hơn nữa, chi phí đầu vào liên tục biến động nên đã ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

"Nếu vật tư nông nghiệp và các khoản chi phí khác tiếp tục gia tăng như hiện nay thì dù giá lúa gạo có tăng thì lợi nhuận thật sự của người nông dân vẫn không tăng bao nhiêu" – ông Trương Cảnh Tuyên nhận định.

Giá lúa tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không nhiều - Ảnh 5.

Các đại biểu tham gia thảo luận tìm ra các giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài khi giá lúa tăng

Phát biểu trực tuyến từ Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng chúng ta đã chuyển từ tư duy phát triển đơn giá trị sang đa giá trị trên một diện tích sản xuất, trong đó có sản xuất lúa. Vì vậy, phải định vị lại thu nhập của người nông dân trồng lúa khác đi.

Theo đó, không chỉ là hạt lúa, hạt gạo mà còn hoạt động khác từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến làm kinh tế như du lịch nông nghiệp và các nghề phi nông nghiệp khác. Điển hình như ở Bạc Liêu, Sóc Trăng và một số địa phương khác đã phát triển mô hình con tôm, con cá và cây lúa mà ở đó thu nhập từ cây lúa là phụ, thu nhập từ tôm, từ cá mới là chính.

Trong khuôn khổ hội thảo, tôi đề nghị cần hướng đến 6 vấn đề, đó là: Phương thức canh tác; chi phí sản xuất; hợp tác; liên kết; thị trường; lợi nhuận và thu nhập.

Ngoài ra, cần phải làm rõ cơ cấu chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng thông qua các mô hình sản xuất tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ… Hội thảo cũng cần xác định rõ trong không gian giá trị, tìm kiếm giá trị mới hơn thay vì giá trị cân đo đong đếm trong sản xuất kinh doanh ngành hàng lúa gạo" – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo