Lúc 8 giờ 30 ngày 30-1, giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 56,2 triệu đồng/lượng, bán ra 56,7 triệu đồng/lượng giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua 29-1. Trước đó giờ mở cửa, giá vàng SJC có thời điểm được doanh nghiệp đẩy lên tới 56,85 triệu đồng/lượng (chiều bán ra) nhưng giảm trở lại ngay sau đó.
Tại Hà Nội, các doanh nghiệp giao dịch vàng SJC phổ biến quanh 56,35 triệu đồng/lượng mua vào, 56,7 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá mua - bán được các doanh nghiệp thu hẹp xuống còn khoảng 350.000 đồng/lượng. Trong khi vàng SJC biến động mạnh, giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K các loại lại có xu hướng chậm hơn. Cuối tuần, giá vàng trang sức được giao dịch phổ biến quanh 54,4 triệu đồng/lượng mua vào, 54,9 triệu đồng/lượng bán ra, thấp hơn vàng SJC tới gần 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1.848 USD/ounce, tương đương khoảng 51,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng SJC trên 5 triệu đồng/lượng.
Tỉ giá trung tâm cuối tuần được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.160 đồng/USD, ổn định so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục lùi sâu về 22.960 đồng/USD mua vào, 23.140 đồng/USD bán ra, giảm 10 đồng mỗi USD so với sáng hôm qua.
Đầu ngày 29-1 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.849 USD/ounce, tăng 7 USD/ounce so với mức giá cùng thời điểm hôm trước.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch này, giá vàng có thời điểm tăng mạnh. Sau đó, giá vàng đột ngột đi xuống hàng chục USD/ouce khiến nhiều nhà đầu tư hết sức bất ngờ.
Giá vàng có lúc tăng mạnh khi USD đảo chiều giảm giá so với nhiều đồng tiền khác, lạm phát tại Mỹ tăng lên; đồng thời Mỹ công bố tăng trưởng kinh tế của năm 2020 giảm 3,5%/năm. Các yếu tố đã thúc đẩy giới đầu tư trú ẩn vốn vào kim loại quý, tác động tích cực đến giá vàng.
Mặt khác, thị trường đang bàn tán về Nhật Bản có thể gia hạn trình trạn khẩn cấp vì Covid-19 đến đầu tháng 2-2021. Các quốc gia tại châu Âu triển khai tiêm chủng Covid-19 chậm chạp làm thất vọng các doanh nghiệp và dẫn đến sự tức giận âm ỉ trong cộng đồng.
Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán của nước này thông báo sẽ giám sát kỹ lưỡng về các cổ phiếu có mức độ biến động lớn. Từ đó, giới đầu tư tài chính lo ngại rủi ro phải bán tháo chứng khoán, khiến giá cổ phiếu tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản chìm trong sắc sắc đỏ. Họ dịch chuyển một phần của dòng tiền vào vàng. Theo đó, giá vàng có lúc bật tăng mạnh mẽ.
Thế nhưng, sau khi tăng được 30 USD/ounce, giá vàng lại bất ngờ đi xuống hàng chục USD/ounce, nguyên nhân có thể các "đại gia" vàng tiếp tục chớp thời cơ bán ra thu về lợi nhuận. Bởi lẽ, tại phiên giao dịch kéo dài từ đêm 28 đến rạng dáng 29-1, lúc giá vàng leo lên 1.864 USD/ounce, một số quỹ đầu tư vàng đã có động thái bán ra chốt lời hơn 5,3 tấn vàng; trong đó quỹ đầu tư lớn nhất thế giới SPDR Gold Shares bán 4,37 tấn.
Diễn biến của thị trường cho thấy vào đầu ngày 29-1, giá vàng biến động không đáng kể. Thế nhưng, khi thông tin Nhật Bản có thể gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh, người dân ở khu vực châu Âu phán ứng việc chậm triển khai vắc -xin Covid-19, Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ thị trường chứng khoán loa đi toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đã dồn vốn vào thị trường vàng. Ngay sau đó, giá vàng tăng mạnh 30 USD/ounce, từ 1.835 USD/ounce lên 1.865 USD/ounce (lúc 22 giờ ngày 29-1 theo giờ Việt Nam). Tại thời điểm này, thị trường chứng kiến một lực bán khá mạnh. Giá vàng rơi tự do hàng chục USD/ounce, trở về với mức giá 1.835 USD/ounce.
Tiếp đến, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng có thể đi lên trong vài ngày tới. Họ quyết định mua vào giúp giá vàng tăng 15 USD/ounce. Đến đầu ngày 30-1, giá vàng đóng cửa giao dịch tại 1.849 USD/ounce
Trước đó, từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 29-1 giá vàng thế giới tăng sốc nên giá vàng SJC trong khoảng thới gian này tăng 150.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 56,75 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới 5,3 triệu đồng/lượng.
Bình luận (0)