"Thời điểm này, nhà nước không nên đưa ra bất kỳ khoản thuế nào cho DN mà nên cởi trói về mặt thể chế để thu hút phát triển" - TS Ánh nhấn mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, nêu thực trạng về nguồn cung dự án nhà ở thị trường bất động sản vừa qua tại TP HCM sụt giảm rất mạnh. Nguyên nhân là DN gặp vướng mắc ở quy định pháp luật. Cụ thể là dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. "Năm năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại khiến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện" - ông Châu nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ghi nhận những vướng mắc của DN và cho biết sắp tới, Quốc hội, Bộ Xây dựng sẽ có nhiều quyết sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, cho DN nhằm gia tăng nguồn cung cũng như cải thiện tình hình của thị trường như khuyến khích và đẩy mạnh phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp; đẩy mạnh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ...
Mới đây, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, đề xuất bố trí gói tín dụng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân theo phương thức cấp bù lãi suất cho ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng vẫn tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ những chồng chéo, vướng mắc về thủ tục pháp lý, tạo cơ chế thông thoáng cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Bình luận (0)