xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiệp hội bất động sản TP HCM kể hàng loạt khó khăn về thủ tục

Sơn Nhung

(NLĐO) - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), vừa gửi văn bản lãnh đạo TP HCM, nêu một số khó khăn, rủi ro cho doanh nghiệp bất động sản trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, những dự án nhà ở thương mại dù đã có quyết định chủ trương đầu tư vẫn bị ách tắc vì Sở Quy hoạch Kiến trúc TP không nhận hồ sơ đề xuất quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. 

Ngoài ra, từ ngày 1-7-2015, các dự án nhà ở thương mại (mới), có quỹ đất ở, đất nông nghiệp, xen cài đất rạch, bờ đất, đường thuộc diện Nhà nước quản lý thường chiếm khoảng trên dưới 10% diện tích dự án, đều bị ách tắc thủ tục công nhận chủ đầu tư do Luật Nhà ở quy định dự án nhà ở thương mại phải có 100% đất ở. Những dự án có quỹ đất ở, đất nông nghiệp, xen cài đất rạch, bờ đất, đường thuộc diện Nhà nước quản lý thường chiếm khoảng trên dưới 10% diện tích dự án cũng bị ách tắc thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất...

Với các dự án đã có quyết định công nhận chủ đầu tư, đã có quỹ đất sạch, khi các chủ đầu tư khởi công xây dựng sau khi đã được cấp giấy phép xây dựng và hội đủ điều kiện khởi công theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng để hoàn thành thủ tục về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho nhà đầu tư. Như trường hợp dự án Khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 của Công ty Hưng Lộc Phát (hơn 100 biệt thự bị cho là xây dựng trái phép và yêu cầu tạm dừng). Theo ông Châu, nếu áp dụng tương tự sẽ có nhiều dự án khác bị ngừng thi công, ngừng triển khai thực hiện. 

Hiệp hội bất động sản TP HCM kể hàng loạt khó khăn về thủ tục  - Ảnh 1.

Nhiều dự án bất động sản ở TP HCM bị ách tắc vì thủ tục

Rủi ro khác là khi dự án bị chậm tính tiền sử dụng đất do quy trình, thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, thường mất khoảng 1-3 năm. Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp tính "tiền sử dụng đất cụ thể" chưa hợp lý, phổ biến chỉ bằng khoảng 75%-80% chi phí giải phóng mặt bằng. Dẫn đến việc chủ đầu tư dự án ở gần như phải "mua lại" quyền sử dụng đất lần thứ hai do mức khấu trừ chi phí giải phóng mặt bằng quá thấp so với chi phí thực tế đã bỏ ra.

Hay rủi ro với một số dự án bị rà soát hoặc bị thu hồi quyết định tiền sử dụng đất hoặc tạm dừng thực hiện quyết định chuyển mục đích sử dụng đất để rà soát lại toàn bộ pháp lý. Hoặc thu hồi, hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư, do cơ sở pháp lý để đề xuất ra quyết định chủ trương đầu tư chưa chính xác, cần rà soát làm rõ.

Theo HoREA, UBND TP đã cho phép 124 dự án được vận hành trở lại bình thường kể từ tháng 3-2019 nhưng vẫn còn hơn 30 dự án tiếp tục rà soát. Nhưng quá trình này cũng đã có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, người tiêu dùng, nhà đầu tư thứ cấp và cả môi trường kinh doanh.

Ngoài ra, các dự án BT thanh toán bằng quỹ đất đối ứng đang tạm ngừng thực hiện do chưa có Nghị định của Chính phủ, làm cho các doanh nghiệp (DN) liên quan gặp rất nhiều khó khăn, cũng như chưa khơi thông được nguồn vốn xã hội hóa để phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo ông Châu, các DN đã bỏ ra chi phí rất lớn để giải phóng mặt bằng thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, trả lãi vay, trả nợ và các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý dự án nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện dự án. Do vậy, họ sẽ lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản, nếu dự án không hoàn tất các thủ tục pháp lý, không triển khai thực hiện được, hoặc bị dừng triển khai.

Chưa kể thương hiệu của DN cũng bị ảnh hưởng, cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ vì DN không thể tiên lượng được những rủi ro về mặt pháp lý, về thời gian thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, dẫn đến không thực hiện được đúng cam kết với khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Theo Horea, 6 tháng đầu năm 2019, TP chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại (mới) được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư với quy mô diện tích chỉ có hơn 2ha và 924 căn hộ, giảm 16 dự án (giảm 84,2%) so với cùng kỳ năm 2018.

Sở Xây dựng cũng đang đề xuất UBND TP chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 46 dự án (giảm 82,2%) so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng trong thời gian này, chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ (căn nhà), giảm 10 dự án (giảm 29,4%), giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp giảm đến 43,8% (2.227 căn so với 3.965 căn cùng kỳ năm 2018); căn hộ bình dân giảm 34,7% (1.249 căn so với 1.914 căn cùng kỳ năm 2018).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo