xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hòa giải thương mại còn quá mới mẻ

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Hòa giải thương mại được dự đoán sẽ trở thành biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biến cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, đơn giản vì nó tốn ít chi phí, nhanh và hiệu quả

Trong 2 ngày 7 và 8-3, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), CLB Các Luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC) và Học viện Tư pháp tổ chức một loạt hội thảo về hòa giải thương mại nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải, giúp cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Nhanh, hiệu quả, chi phí thấp

Tại các hội thảo, nhiều chuyên gia về tranh chấp và hòa giải thương mại của Việt Nam, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc cho biết hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế tòa án phổ biến, được ưa chuộng trong giới kinh doanh trên toàn cầu. Thế nhưng, theo ông Đặng Xuân Hợp, Chủ tịch VBLC, phương thức này vẫn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Ông Hợp cho rằng hòa giải thương mại sẽ nhanh chóng trở thành một lựa chọn giải quyết tranh chấp phổ biến cho các DN ở Việt Nam, đơn giản vì nó tốn ít chi phí, nhanh và hiệu quả. Các luật sư có thể khuyến nghị khách hàng sử dụng hòa giải và trợ giúp khách hàng trong suốt quy trình hòa giải một cách nhanh nhất cũng như đạt hiệu quả về chi phí cao nhất.

Khẳng định hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả bởi tiết kiệm thời gian và tiền bạc, ông Kyle Kelhofer - Giám đốc quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào - cho rằng khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với thêm nhiều giao dịch thương mại, một cơ chế giải quyết tranh chấp gọn nhẹ sẽ giúp khu vực tư nhân có thêm tự tin để tham gia các giao dịch kinh doanh.

Thực tế, những năm gần đây, Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế pháp luật, khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp ở lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác cũng như huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên... Nghị định về hòa giải thương mại được ban hành tháng 2-2017 cũng đã khuyến khích cộng đồng DN sử dụng hòa giải như một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án; kết quả hòa giải được pháp luật công nhận và quy định cơ chế thi hành.

Hòa giải thương mại còn quá mới mẻ - Ảnh 1.

Chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia hội thảo về hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại ngày 8-3 tại TP HCM

Thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Hiện nay, các công ty ở Việt Nam có thể sử dụng những dịch vụ hòa giải của Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC. Những năm gần đây, thông qua VMC, đã có 19 vụ giải quyết bằng hòa giải thương mại. Các DN trong cũng như ngoài nước trong các vụ việc vẫn tiếp tục duy trì được mối quan hệ thương mại với nhau.

Theo bà Nina Mocheva - chuyên gia tài chính cao cấp Bộ phận Nâng cao tính sáng tạo, cạnh tranh và phát triển thị trường tài chính (World Bank Group) - ngày càng có nhiều đối tác Việt Nam, kể cả các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước, tham gia, cam kết với World Bank Group về việc đẩy mạnh các giải pháp giải quyết tranh chấp thương mại theo những phương thức hòa giải dựa trên cơ sở pháp lý. Việt Nam luôn cam kết và thúc đẩy các cơ chế pháp lý về hòa giải thương mại cũng như tăng cường giải quyết các vụ việc tranh chấp bằng hòa giải thương mại.

Ngoài các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, với sự hỗ trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), IFC đã và đang hỗ trợ xây dựng năng lực cho các hòa giải viên Việt Nam. Với sự hỗ trợ của IFC, 16 hòa giải viên đã được công nhận bởi Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Hiệu quả (CEDR) có trụ sở tại London - Anh vào tháng 1-2018. Trung tâm uy tín này sẽ đào tạo thêm 18 hòa giải viên tiềm năng trong tháng 3 này, cung cấp cho họ các kỹ năng hòa giải cụ thể và các thực tiễn quốc tế tốt nhất về hòa giải. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo