Theo lãnh đạo BIDV, việc HOSE chấp thuận đăng ký niêm yết là điều kiện cần thiết để ngân hàng chính thức đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường chứng khoán sau khi phát hành ra công chúng lần đầu cuối năm 2011. Việc trở thành doanh nghiệp niêm yết cũng giúp BIDV có thêm điều kiện để tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tính minh bạch cũng như củng cố thương hiệu trên thị trường.
Theo quy định, doanh nghiệp sau khi được chấp thuận niêm yết phải hoàn tất các hồ sơ cần thiết để được giao dịch cổ phiếu trên sàn trong vòng 100 ngày.
BIDV hiện là ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam về quy mô tài sản và mạng lưới chi nhánh, sau Agribank. Cụ thể, tính đến hết 30-9-2013, tổng tài sản của BIDV đạt 535,8 ngàn tỉ đồng, với 127 chi nhánh và gần 700 điểm giao dịch tại 63 tỉnh thành. Nhà nước hiện là cổ đông lớn của ngân hàng này, nắm giữ tương đương 95,76% vốn điều lệ.
Trước đó, BIDV đã có hai lần đăng ký niêm yết cổ phiếu nhưng đều "lỡ hẹn".
Bình luận (0)