Thực phẩm kém chất lượng, thiếu an toàn là vấn đề chính được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nhấn mạnh tại hội nghị đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) các tỉnh, TP phía Nam, tổ chức ngày 25-8, tại TPHCM.
Kiểm đâu dính đó
Ông Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục Thú y Bộ NN-PTNT, cho biết thời gian qua, việc quản lý sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu còn buông lỏng. Phối hợp giữa các cơ quan thú y chưa chặt chẽ nên không xử lý triệt để một số lô hàng kém chất lượng. Việc giết mổ tập trung ở một số địa phương rất yếu kém; tình trạng giết mổ lậu, không bảo đảm vệ sinh còn phổ biến. Nạn buôn lậu thực phẩm ở biên giới còn rất phức tạp...
Theo Cục Thú y, phân tích ban đầu 87 mẫu trứng vịt lấy từ khu vực ĐBSCL và biên giới phía Bắc cho kết quả 1,2% có tồn dư kháng sinh cao so với mức cho phép. Báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT về kết quả kiểm tra ATVSTP 6 tháng đầu năm 2009 tại khu vực phía Bắc cho thấy 1/25 mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, phía Nam có 3/35 mẫu.
Trung tâm Kiểm định - Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc cũng lấy 39 mẫu rau tại các chợ ở Hà Nội kiểm nghiệm và phát hiện 4 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu quá cao. Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật phát hiện 2/16 mẫu rau ở Hà
Mới đây, qua kiểm tra, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương phát hiện 9/309 mẫu rau quả nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức. Ông Đoàn Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh này cũng vừa lấy mẫu kiểm tra và phát hiện 56/495 mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép.
Ngoài ra, có đến 50% sản phẩm gia súc ở Đồng Nai giết mổ lậu. Tại TPHCM, theo ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP, cơ quan chức năng cũng phát hiện 54/2.212 mẫu rau quả tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm không đạt chất lượng ATVSTP.
Chỉ nắm được chợ đầu mối
Theo ông Nguyễn Phước Trung, hiện cơ quan chức năng chỉ quản lý được chất lượng các mặt hàng thủy, hải sản ở chợ đầu mối; còn tại các chợ lẻ, người bán dùng phân urê để bảo quản thì không kiểm soát nổi. Đối với các loại trái cây của Trung Quốc, Thái Lan để vài ba tháng vẫn không hư, không cơ quan chức năng nào kiểm soát được.
Báo cáo từ Cục Chăn nuôi Bộ NN-PTNT cho thấy đã phát hiện một đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguyên liệu nhiễm melamine; một số cơ sở dùng cả nguyên liệu quá hạn sử dụng. Kết quả kiểm tra cho thấy 31/70 mẫu thức ăn chăn nuôi nhiễm E.coli, 15/107 mẫu có hàm lượng độc tố aflatoxin vượt ngưỡng cho phép... Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục Chăn nuôi, dư lượng tồn trong thức ăn chăn nuôi nhập khẩu hiện vẫn chưa thể kiểm soát được do hàng rào kỹ thuật còn yếu và quy chuẩn quốc gia chưa thống nhất.
Rất nhiều loại rau quả trên thị trường có dư lượng thuốc trừ sâu rất cao. Trong ảnh: Buôn bán rau quả tại chợ Võ Thành Trang, quận Tân Bình - TPHCM. Ảnh: N. HỮU
Ông Nguyễn Phước Trung nhận xét tình trạng này chưa thể giải quyết được là do cơ quan chức năng chưa phối hợp kiểm tra chặt chẽ.
Ông Phùng Hữu Hào, Cục phó Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản - thủy sản, cho rằng nhiều địa phương chưa triển khai được vùng rau an toàn; tình trạng tồn dư các chất có hại trong rau củ, thịt gia súc, gia cầm vẫn ở mức cao; rau quả, thịt nhập khẩu không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng vẫn được bày bán tràn lan. Trong khi đó, việc chế tài xử lý các vi phạm ATVSTP chưa đủ mạnh; công tác thanh - kiểm tra còn hạn chế, chỉ mới tập trung vào các chiến dịch trong một thời gian ngắn...
Gần 1 tấn thịt nghi vấn trên xe buýt Sáng 25-8, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP quận 2 - TPHCM phát hiện 9 giỏ (gần 1 tấn) thịt heo, bò, gà được vận chuyển bằng xe buýt từ Đồng Nai về TPHCM. Trong đó, 8 giỏ thịt có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y Đồng Nai (đoàn kiểm tra nghi con dấu giả) nhưng không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Giỏ thịt bò, thịt gà còn lại không có cả giấy chứng nhận kiểm dịch lẫn dấu kiểm soát giết mổ. |
Bình luận (0)