Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), các đại biểu (ĐB) Quốc hội đã đặt ra nhiều câu hỏi và bày tỏ bức xúc hôm qua, 10-6.
Quá nhiều văn bản nhưng áp dụng không đầy đủ
“Tại sao sữa kém chất lượng, kẹo làm bằng bột đá, thịt heo bơm nước tăng trọng và nhiều, rất nhiều thực phẩm kém chất lượng vẫn được lưu thông trên thị trường, hiện diện trong bữa ăn của mỗi gia đình?” – ĐB Bùi Thị Hòa (Đắk Nông) bức xúc.
Bà Hòa nhấn mạnh thực phẩm không bảo đảm vệ sinh là nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân và nòi giống dân tộc.
ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) đặt câu hỏi: “Trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATVSTP thuộc về ai?”. ĐB Kim Anh liệt kê 5 bộ liên quan như: Bộ Y tế, NN-PTNT, Công Thương, Công an và Khoa học- Công nghệ. Đối với thực phẩm nhập khẩu, trách nhiệm kiểm tra Nhà nước về ATVSTP thuộc những... 12 cơ quan.
Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cho rằng việc quản lý ATVSTP mỗi cơ quan chịu một phần, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến..., cho đến tay người tiêu dùng. Cũng vì thế, khi xảy ra tình trạng mất ATVSTP thì không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm.
|
ĐB Bùi Thị Hòa nhận định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất nhiều nhưng lại chồng chéo thậm chí mâu thuẫn, thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết. Trong 5 năm qua, các cơ quan Trung ương ban hành tới 337 văn bản, địa phương ban hành 930 văn bản. “Có quá nhiều văn bản nhưng việc cập nhật và áp dụng thì chưa đầy đủ” – bà Hòa nói.
Trái với sự phong phú về số lượng văn bản, bộ máy quản lý Nhà nước về ATVSTP quá khiêm tốn. Theo báo cáo của Chính phủ, từ tháng 7-2008 trở về trước, cả nước không có hệ thống quản lý chuyên ngành thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, chưa có hệ thống thanh tra chuyên ngành ATVSTP mà chỉ có thanh tra y tế kiêm nhiệm với số lượng... 0,5 người/tỉnh. Trong khi đó, Trung Quốc có tới 50.000 người, riêng thủ đô Bangkok của Thái Lan đã có tới 5.000 người.
Tăng đầu tư cho ATVSTP
T.Lân |
Tại TPHCM và các tỉnh lân cận, chỉ cần ra chợ hóa chất Kim Biên, muốn mua bao nhiêu chất bảo quản thực phẩm cũng có và giá cực rẻ.
Do đó, bà Dễ đề nghị cần sớm ban hành quy định hóa chất bảo quản và phụ gia thực phẩm phải được kinh doanh ở các cửa hàng chuyên biệt.
Hàng tuồn qua biên giới: Không kiểm soát được
Tình trạng thực phẩm kém chất lượng tràn qua biên giới vào nội địa thời gian vừa qua cũng dấy lên nhiều quan ngại cho các ĐB Quốc hội.
“Cần tăng cường công tác quản lý ở các cửa khẩu, đặc biệt là hàng hóa nhập qua đường tiểu ngạch vì hiện nay hàng hóa không rõ nguồn gốc, mất ATVSTP chủ yếu từ các tỉnh biên giới tràn về. Trong đó có cả thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm dạng nguyên liệu hoặc vật tư đầu vào của sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản... Nếu tập trung quản lý tốt ở cửa khẩu sẽ giảm áp lực rất lớn cho các địa phương, kể cả giảm biên chế và kinh phí thực hiện” – ĐB Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) kiến nghị.
Đồng tình với quan điểm trên, ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) đề nghị: “Trước hết, cần kiện toàn tổ chức liên ngành kiểm dịch và chất lượng thực phẩm trong việc nhập khẩu tiểu ngạch để tất cả các loại thực phẩm vào VN phải được kiểm dịch, xử lý nghiêm túc, tránh trường hợp để lọt thực phẩm vì cho rằng không nằm trong danh mục kiểm định”.
Với kinh nghiệm của một địa phương biên giới, ĐB Hoàng Thị Bình (Cao Bằng) phản ánh kẽ hở mà dân buôn thường “lách” để nhập hàng mà không phải kiểm tra.
Theo ĐB Bình, Bộ Y tế quy định hàng hóa là rau, củ, quả thực phẩm trao đổi giữa cư dân biên giới với nhau không thuộc danh mục phải kiểm tra ATVSTP. Thông tư hướng dẫn quản lý hoạt động thương mại biên giới cũng quy định hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng đưa vào chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu không phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng.
Đồng thời, nếu hàng hóa đó có giá trị dưới 2 triệu đồng/người/ngày thì được miễn thuế nhập khẩu. Tại cửa khẩu Lào Cai, mỗi ngày có từ 1 tỉ -1,2 tỉ đồng hàng hóa loại này nhập khẩu không được kiểm soát. “Quy định thuận lợi cho người dân, song thực tế rau, củ, quả tươi là nhóm hàng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao”- bà Bình nói.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân mở màn chất vấn
P.Dương |
Bình luận (0)