xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiều hối về nhiều

Thy Thơ

Tuy lãi suất tiền gửi USD giảm từ 2%/năm còn 0,75%/năm, tỉ giá USD/VNĐ biến động không đáng kể nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng

Ngân hàng (NH) Thế giới nhận định năm 2014, Việt Nam tiếp tục là 1 trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới, dự kiến đạt hơn 12 tỉ USD.

Mạng lưới chi trả rộng khắp

NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết chỉ riêng trên địa bàn TP, lượng kiều hối chuyển về thông qua các NH thương mại và tổ chức kinh tế 11 tháng qua ước đạt khoảng 4,4 tỉ USD và dự báo cả năm sẽ đạt trên 5 tỉ USD.

Kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2014 dự kiến đạt hơn 12 tỉ USD Ảnh: TẤN THẠNH
Kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2014 dự kiến đạt hơn 12 tỉ USD Ảnh: TẤN THẠNH

Trong 3 năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng: năm 2011 là 9 tỉ USD, năm 2012 là 10 tỉ USD và năm 2013 đạt 11 tỉ USD. NH Nhà nước cho rằng lượng kiều hối chuyển về nước tăng qua các năm gần đây chủ yếu do chính sách thông thoáng của Chính phủ và của từng NH thương mại đã khuyến khích người Việt Nam chuyển tiền về nước. Các dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối được thực hiện qua nhiều kênh như hệ thống NH thương mại, tổ chức kinh tế, hải quan, bưu điện… tạo thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nước của người Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra, giới phân tích cho rằng một trong nhiều yếu tố then chốt “hút” kiều hối về nhiều là do số lượng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới ở châu Á, Trung Đông, châu Phi. Đặc biệt, số lượng lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có thu nhập ổn định lên đến 500.000 người. Mặt khác, các NH thương mại cũng gia tăng liên kết với NH nước ngoài, công ty kiều hối cung cấp dịch vụ chuyển tiền với mạng lưới rộng lớn, góp phần gia tăng lượng kiều hối chuyển về nước.

Đơn cử, NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) kết nối với tổ chức Prabhu Group Inc cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ Mỹ, Canada, Úc, ASEAN và Trung Đông về Việt Nam. Eximbank còn hợp tác với Kookmin Bank và Woori Bank triển khai dịch vụ chuyển tiền cho người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. NH Á Châu (ACB) cũng mở rộng kênh nhận kiều hối từ tổ chức chuyển tiền quốc tế Western Union thông qua ACB online. NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) kết nối với hơn 200.000 đại lý của MoneyGram để kiều bào thuận lợi hơn khi gửi tiền về nước...

Chảy vào sản xuất, bất động sản

Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng các quy định không hạn chế số lượng tiền, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập cá nhân, không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NH, người Việt Nam ở nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi mua nhà ở và đầu tư trong nước góp phần rất lớn cho việc thu hút kiều hối.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2014 tập trung từ các thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Á (các nước ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản). Trong đó, lượng kiều hối từ thị trường châu Á tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm tỉ trọng 5,2% tổng lượng kiều hối.

Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc NH TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), cho biết lượng kiều hối về NH này chiếm khoảng 15%-17% thị phần, tập trung ở TP HCM, Tây Ninh, Hà Nội... Vietcombank cũng cho hay đến hết quý III/2014, doanh số kiều hối đạt trên 1,2 tỉ USD. Dự kiến năm 2014, lượng kiều hối chuyển về nước thông qua Vietcombank đạt 1,4 tỉ USD, chiếm khoảng 11,6% thị phần.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc có phần đóng góp từ dòng tiền kiều hối. Báo cáo của NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho thấy có đến 74,2% lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, 21,8% chảy vào lĩnh vực bất động sản (tăng gần 1% so với cùng kỳ) và 4% còn lại là gửi về trợ giúp cho người thân.

Nguồn lực của nền kinh tế

Thực tế cho thấy doanh thu từ xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, dự trữ ngoại hối của NH Nhà nước và kiều hối là các nguồn cung chủ lực của thị trường ngoại tệ Việt Nam. Vì thế, NH Nhà nước cho rằng kiều hối là một nguồn lực của nền kinh tế.

Ví dụ, năm 2014, Việt Nam dự kiến kim ngạch xuất khẩu 150 tỉ USD, nhập khẩu khoảng 148 tỉ USD. Như vậy, với hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài, doanh số kiều hối bình quân trên 10 tỉ USD/năm thì dòng tiền này đã đóng góp khoảng 8% trong việc cung ứng ngoại tệ nhập khẩu. Còn nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may dự kiến đạt được trong năm 2014 là 24,5 tỉ USD thì kiều hối đã chiếm gần 50% nguồn thu USD của ngành này, đồng thời ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu hằng năm của 3 mặt hàng: gạo, cà phê, hồ tiêu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo