xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết để sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

Phạm Đình

Đang có nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân nhưng chưa có một mô hình thật sự hiệu quả

Tại hội thảo “Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo” diễn ra ngày 17-9 ở TP HCM do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay có quá nhiều mô hình doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân nhưng để thành công thì cần một mô hình ưu việt. Để có mô hình này, không chỉ có vai trò của DN và nông dân mà cần có vai trò thúc đẩy của chính quyền địa phương.

img
Đưa gạo lên tàu để xuất cảng ở Cần Thơ. Ảnh: NGỌC TRINH

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về việc thu mua nông sản, hàng hóa thông qua hợp đồng và liên kết đầu tư, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo, thời gian qua, một số DN xuất khẩu đã áp dụng nhiều mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm với nông dân. Trong số đó, hiện đang có 3 mô hình phổ biến nhất. Thứ nhất là DN đầu tư tất cả đầu vào và bao tiêu đầu ra. Thứ hai là DN đầu tư giống rồi ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thứ ba là DN đặt hàng với các HTX, các ngành liên quan và sau đó ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Nhiều ý kiến cho rằng hiện mô hình thứ 3 hiệu quả hơn. Bà Võ Thị Thu Hà, đại diện Công ty TNHH XNK Võ Thị Thu Hà ( TP HCM), cho biết với mô hình này, từ 200 ha bao tiêu ban đầu, hiện công ty đã ký hợp đồng với các HTX địa phương bao tiêu lên đến 2.500 ha. Công ty không trực tiếp ký hợp đồng với từng nông dân mà ký với HTX và HTX chịu trách nhiệm triển khai với các xã viên. Đồng thời, công ty cũng làm việc với lãnh đạo ngành nông nghiệp, công thương huyện, tỉnh để được hỗ trợ khâu kỹ thuật, nguồn giống. “Ngành công thương sẽ chịu trách nhiệm kết nối với ngân hàng, các công ty cung ứng vật tư… còn công ty sẽ hỗ trợ tài chính và bao tiêu sản phẩm” - bà Võ Thị Thu Hà cho biết.

Đối với một số mô hình khác, đại diện nhiều DN cho hay đã gặp khá nhiều khó khăn. Cụ thể như Công ty CP Docimexco (Đồng Tháp) chỉ thu mua được tại 4/12 HTX với tổng diện tích 90 ha/2.914 ha của toàn vùng nguyên liệu (khoảng 7% tổng sản lượng). Bởi dù đã thỏa thuận với nông dân là DN đầu tư vật tư nhưng nông dân đa phần không nhận của công ty cung ứng mà mua của các đại lý cấp 4 tại địa phương theo thói quen. Giống lúa thì nông dân trồng đủ loại khác nhau nên khó bảo đảm chất lượng, khó thu mua.

Một số DN khác cũng kêu dù đã ký hợp đồng bao tiêu nhưng khi thấy giá lúa thị trường cao hơn, thương lái thu mua lúa tại ruộng thì nông dân lại “bẻ kèo”. Làm theo tập quán, thói quen nên việc tạo mối liên kết vững chắc với nông dân gặp nhiều khó khăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo