xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết phát triển hạ tầng giao thông

Thy Thơ

Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thống nhất kiến nghị Chính phủ bổ sung mở rộng tuyến metro từ TP HCM ra các khu vực lân cận

Tại hội nghị Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành (TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) nhiệm kỳ 2015-2016 diễn ra ngày 12-8 tại TP HCM, phần lớn lãnh đạo các địa phương và đại diện của nhiều bộ, ngành tập trung thảo luận về liên kết hạ tầng để phát triển.

Giao thông tắc nghẽn

Trong 10 năm qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần. Vùng chiếm 8% diện tích đất đai và 17% dân số của cả nước nhưng sản xuất hơn 40% GDP, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia và thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.

Dù có đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nhưng giao thông giữa TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thường xảy ra tắc nghẽn Ảnh: Tấn Thạnh
Dù có đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nhưng giao thông giữa TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thường xảy ra tắc nghẽn Ảnh: Tấn Thạnh

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2030, toàn vùng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8%-8,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 12.200 USD. Theo đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển từ năm 2015 đến 2020 khoảng 6,54 triệu tỉ đồng.

Để đạt mục tiêu trên, nhiều đại biểu cho rằng quan trọng nhất là các địa phương cần liên kết, mở rộng về hạ tầng nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết lượng xe trên tuyến Vũng Tàu - TP HCM rất đông. Dù có thêm đường cao tốc nhưng giao thông ở đây vẫn tắc nghẽn. Do đó, nếu các địa phương không giải quyết bài toán giao thông thì rất khó phát triển. “Thủ tướng Chính phủ cần bổ sung kết nối tuyến đường sắt đô thị (metro) từ TP HCM không chỉ đến Long Thành mà nên kéo dài đến Vũng Tàu để tạo liên kết giao thông vùng” - ông Tịnh kiến nghị.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhận định kết nối giao thông vùng hiện nay chưa chặt chẽ. Vì thế, sắp tới, các địa phương sẽ tăng cường bàn giải pháp kết nối giao thông. Ông cho biết TP HCM đã trao đổi với lãnh đạo Bình Dương, Đồng Nai về việc kết nối tuyến metro số 1. “Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ Giao thông Nhật, tôi đã đề nghị họ quan tâm về dự án kết nối tuyến giao thông metro số 1 với Bình Dương, Đồng Nai và đối tác đã ghi nhận” - ông Phong cho biết.

Nên có cơ chế riêng cho TP HCM

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng việc khai thác hạ tầng giao thông của vùng kinh tế phía Nam chưa tốt, chi phí vận tải còn cao, liên kết hạ tầng hạn chế. Ông khuyến cáo các địa phương xác định hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, đồng thời dự án cần có tính lan tỏa, kết nối mới đạt hiệu quả cao. “Tại TP HCM, cảng Hiệp Phước không có đường bộ kết nối thì khó khai thác hiệu quả. Năm 2014-2015, chúng ta dự báo sân bay Tân Sơn Nhất chỉ đón 24-25 triệu lượt khách nhưng thực tế đã lên tới 32 triệu lượt, khiến giao thông không chỉ tắc nghẽn ở sân bay mà cả trên bầu trời” - ông Đông nhìn nhận.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, một trong những hạn chế kết nối hạ tầng là nguồn lực tài chính yếu, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Ngay cả dự án đường sắt nội đô TP HCM cũng gặp khó khăn về vốn. Do đó, Chính phủ cần có quyết sách phát triển đồng bộ cho toàn vùng bằng cơ chế bảo lãnh để thu hút nhà đầu tư góp vốn…, đồng thời việc giải phóng mặt bằng cần có cơ chế riêng cho TP HCM bởi nếu không, dự án đường vành đai 3 và 4 sẽ khó thành hiện thực.

Phát huy chuỗi liên kết hạ tầng

Theo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, TP đang thực hiện kết nối hạ tầng với các tỉnh lân cận song còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Dự kiến, trong tuần sau, Bí thư Thành ủy TP HCM sẽ có buổi làm việc với bí thư các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để bàn việc kết nối hạ tầng giao thông.

Ông Phong cũng đề nghị các tỉnh phối hợp chặt chẽ để phát huy chuỗi liên kết hạ tầng, hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế. Trên cơ sở này, các địa phương sẽ phát huy công tác quy hoạch, phối hợp thực hiện hiệu quả các dự án cơ sở hạ tầng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo