xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết vùng: Mới nói suông!

Bài và ảnh: Ca Linh

Là xu thế tất yếu và bắt buộc khi gia nhập nhiều hiệp định thương mại trong thời gian tới nhưng việc liên kết vùng tại ĐBSCL vẫn chưa ngã ngũ vì địa phương nào cũng muốn tìm lợi thế cho mình

Đề án Liên kết vùng ĐBSCL do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì đưa ra mục tiêu chung là liên kết các bộ, ngành, địa phương, viện, trường và doanh nghiệp (DN) để hỗ trợ nông dân phát triển bền vững các ngành hàng chủ lực về lúa gạo, cây ăn quả, thủy sản thông qua liên kết vùng với sự tham gia của “4 nhà”.

Chỉ muốn liên kết với TP HCM

TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết: “Đề án đã trình Chính phủ 8 lần (từ năm 2009) nhưng đến nay chưa được phê duyệt. Về pháp lý, nghị quyết của Trung ương Đảng đã nói về liên kết vùng. Trong thời gian tới, bắt buộc phải liên kết vì những tổ chức quốc tế tài trợ các dự án biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cho ĐBSCL yêu cầu phải có liên kết vùng”.

Trên thực tế, việc liên kết vùng tại ĐBSCL còn lỏng lẻo. Bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang, đánh giá: “Công ty của chúng tôi chỉ mới đi đến các địa phương để mở đại lý, chi nhánh, còn việc liên kết giữa các công ty trong ngành dược với nhau chưa được thực hiện”.

 

Thu mua bưởi tại xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Thu mua bưởi tại xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

 

Theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, trong vòng 6 tháng, ông đi khắp 13 tỉnh, thành ĐBSCL gặp nông dân, DN và lãnh đạo các địa phương thì ai cũng hô hào liên kết nhưng không tính được lợi ích hài hòa khi liên kết. “Tỉnh nào cũng nói là phải liên kết nhưng khi hội nghị xong thì mạnh ai nấy làm. Có nơi chỉ đòi liên kết với TP HCM vì nghĩ địa phương này có tiền thì sẽ có lợi ích cho tỉnh mình, còn liên kết với các địa phương tương đồng thì không muốn” - ông Dưỡng băn khoăn.

Tại diễn đàn “Mekong connect - CEO forum 2015” diễn ra ngày 4-9 ở TP Cần Thơ, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, cho biết nhu cầu chất xơ, tiêu dùng rau, củ, quả sạch trên thế giới phát triển mạnh bởi yêu cầu ăn để khỏe. Tuy nhiên, hiện DN chưa đầu tư mạnh vào đây do những nhà sản xuất rau, củ, quả là tiểu nông, chủ yếu bán qua thương lái. Trong khi đó, thị trường nội địa lại tràn ngập trái cây Thái Lan, Trung Quốc…

Phải có chiến lược lâu dài

Ông Phan Chánh Dưỡng cho rằng ĐBSCL tự hào là vựa lúa, thủy sản, trái cây của cả nước nhưng đã tạo ra tự hào “ảo” khi số hộ nghèo còn nhiều, cơ sở hạ tầng kém, giáo dục và y tế thuộc loại “vùng trũng”.

Theo ông Lê Vĩnh Tân, Phó Ban Kinh tế trung ương, phải có dự báo chính thức về biến đổi khí hậu cho ĐBSCL để quy hoạch phát triển phù hợp. Việc liên kết vùng hết sức quan trọng, là xu thế chung, khắc phục việc chia cắt địa lý.

Với việc liên kết trong ngành thủy sản, ông Ngô Quang Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, đề xuất cần làm “cánh đồng lớn” như lúa gạo. Theo đó, quy hoạch vùng nuôi cá tra xuất khẩu, phương thức nuôi phù hợp với các thị trường. Chẳng hạn, DN nuôi theo chuẩn gắn với thị trường nào rồi thông tin cho nông dân nuôi theo chuẩn đó. Làm như vậy sẽ tiết kiệm chi phí, kiểm soát chất lượng con cá.

Trong khi đó, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch CLB DN Dẫn đầu, nhìn nhận: “ĐBSCL phải liên kết để phát triển, không hô hào mà phải có chiến lược lâu dài với sự tham gia của lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành. Đồng thời, cần đầu tư công nghệ sinh học để làm thay đổi năng suất, chất lượng”.

 

Ngành chăn nuôi “nguy cấp”

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho biết tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp GDP Việt Nam tăng nhiều tỉ USD. Tuy nhiên, 10 triệu hộ chăn nuôi heo, gà, bò sẽ gặp “nguy cấp”. Nguyên nhân là do chăn nuôi gà quy mô nhỏ không có khả năng cạnh tranh; đối với heo, nước ta có ưu thế sản xuất nội địa nhưng khi gia nhập TPP, người dân sẽ thay đổi và chuyển dần sang dùng thịt đông lạnh.

Một lãnh đạo DNTN Cỏ May (tỉnh Đồng Tháp), chuyên sản xuất thức ăn thủy sản, khẳng định nếu trong ngành chăn nuôi heo, khoảng 50 hộ liên kết với nhau để đẩy tổng đàn có số lượng lớn thì DN này sẽ giảm giá 40.000 đồng/bao thức ăn. Nông dân liên kết vào HTX thì chi phí mua thức ăn, thuốc trị bệnh rẻ hơn, lại có nguồn cung lớn, đầu ra ổn định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo