xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo xăng nặng gánh thuế môi trường

Tô Hà - Thùy Dương

Thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu có thể tăng do áp lực thu ngân sách nhà nước

Dù vậy, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính diễn ra chiều 31-3, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết hiện bộ này chưa có kế hoạch trình Chính phủ điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường.

Tăng thuế để giảm hụt ngân sách

Theo bà Mai, báo cáo tài chính trung hạn đã nêu giải pháp thực hiện kế hoạch tài chính trung hạn. Trong đó, giải pháp về thuế, các sắc thuế sẽ điều chỉnh thế nào còn phải chờ tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội (QH) về các loại thuế. Việc điều chỉnh các sắc thuế sẽ theo nguyên tắc bảo đảm tỉ lệ động viên, thu ngân sách và thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế.

Người dân đóng thuế môi trường đối với xăng dầu để xử lý hậu quả môi trường chứ không phải vì ngân sách Ảnh: TẤN THẠNH
Người dân đóng thuế môi trường đối với xăng dầu để xử lý hậu quả môi trường chứ không phải vì ngân sách Ảnh: TẤN THẠNH

Tuy nhiên, báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thay mặt Chính phủ ký ngày 18-3 gửi đại biểu QH lại nêu rõ: Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2016 đã được QH quyết định, đề xuất nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền tiếp tục điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Cụ thể, báo cáo kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2015, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay về phần thu từ dầu thô, dự toán là 93.000 tỉ đồng, báo cáo QH ước đạt 61.000 tỉ đồng trên cơ sở giá dầu bình quân khoảng 56,7 USD/thùng và sản lượng thanh toán đạt 15,74 triệu tấn. Thực hiện cả năm, với sản lượng dầu thanh toán 16,75 triệu tấn và giá thanh toán bình quân 56,2 USD/thùng, thu ngân sách từ dầu thô đạt 67.500 tỉ đồng, giảm 25.490 tỉ đồng, giảm 27,4% so dự toán và tăng thêm 6.500 tỉ đồng so với báo cáo QH.

Đánh giá chung về tình hình thu ngân sách năm 2016, báo cáo cho rằng diễn biến giá dầu thô rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối NSNN năm 2016. Thực tế, giá dầu thanh toán bình quân 2 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 36 USD/thùng, giảm 24 USD/thùng so giá tính dự toán. Theo tính toán, nếu giá dầu bình quân ở mức 25 USD/thùng sẽ tác động làm giảm thu NSNN khoảng 66.100 tỉ đồng. Tương tự, giá dầu ở mức 30 USD/thùng thì giảm thu khoảng 56.800 tỉ đồng; giá dầu ở mức 35 USD/thùng, giảm thu khoảng 46.700 tỉ đồng và giá dầu ở mức 40 USD/thùng, giảm thu khoảng 37.300 tỉ đồng.

Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2016, Chính phủ cho rằng cần nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền tiếp tục điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Người tiêu dùng chịu thuế chồng thuế

Đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP HCM cho biết hiện nay, thuế, phí chiếm khoảng 30%-40% giá bán lẻ mỗi lít xăng dầu, tùy loại. Tính luôn các khoản chi phí định mức 1.050 đồng/lít, lợi nhuận định mức 300 đồng/lít, quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít…, tất cả chiếm tới hơn 50% giá bán lẻ xăng dầu.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp nêu trên, việc giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu theo lộ trình giảm thuế của các hiệp định thương mại đã ảnh hưởng đến thu NSNN. Đặc biệt, việc tính thuế nhập khẩu xăng theo bình quân gia quyền áp dụng khi tính toán giá cơ sở đã đưa mức thuế xuống thấp hơn hẳn so với trước đây. Cụ thể, thuế nhập khẩu với xăng trong kỳ tính giá vừa qua chỉ là 18,08%, diesel là 0,6%, dầu ma dút là 0,03%, dầu hỏa 0%.

“Cũng giống như trường hợp năm ngoái, sau khi giảm thuế nhập khẩu thì đã tăng thuế bảo vệ môi trường một lần rồi. Lần này, nếu như Chính phủ lại đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường ngay sau khi giảm thuế nhập khẩu, có lẽ cũng là vì mục đích bù khoản hụt thu từ thuế nhập khẩu, tránh gây thất thu cho NSNN” - đại diện doanh nghiệp phán đoán.

Theo đại biểu QH Trần Du Lịch, về nguyên tắc, thuế môi trường sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường. Nếu dùng thuế môi trường để hòa vào ngân sách bù đắp cho chỗ khác là không đúng. “Phải làm rõ người dân đóng thuế môi trường để xử lý hậu quả môi trường chứ không phải vì ngân sách mà tăng thuế này” - ông Lịch bày tỏ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho rằng bảo đảm đạt mục tiêu thu ngân sách là lý do rất chính đáng và cần thiết để điều hành kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc nguồn thu ở đâu cho hợp lý. “Nếu cứ lấy lý do để cân bằng NSNN mà đẩy phần thu về phía người tiêu dùng thì người tiêu dùng bị thuế chồng thuế. Họ đã đóng thuế vào NSNN thông qua thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng... Nếu lại tăng thuế bảo vệ môi trường thông qua giá thì khác nào đóng thuế lần nữa?” - ông Hùng băn khoăn.

Theo vị đại diện cho người tiêu dùng này, hiện vẫn còn 3.500 tỉ đồng tiền chênh lệch thuế nhập khẩu mà người tiêu dùng đã bị thu oan và Bộ Tài chính chưa có biện pháp trả lại. “Nếu đề xuất thu nữa thì người tiêu dùng có đồng tình hay không?” - ông Hùng đặt vấn đề.

Nhà nước có quyền?

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng nhà nước có quyền điều chỉnh thuế để bù đắp ngân sách và điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò, chức năng của thuế.

“Thu ngân sách là một bộ phận trong cấu thành giá xăng dầu. Việc tăng phần thu ngân sách lên có thể làm tăng giá xăng dầu hoặc không tạo điều kiện giảm giá xăng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan điểm điều hành của nhà nước, là quyền của nhà nước. Nếu có vấn đề khiến giá xăng dầu tăng nhanh gây ra bất ổn vĩ mô hay lạm phát thì nhà nước sẽ phải điều chỉnh chính sách” - ông Ánh phân tích.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo