xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất 2 tỉ USD/năm vì phân bón giả

Văn Duẩn

Nông dân Việt Nam điêu đứng vì trong số 7.000 loại phân bón trên thị trường có đến 30%-50% là phân giả, kém chất lượng

Sáng 28-9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức hội thảo quốc gia “Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam”.

Có bảo kê, lợi ích nhóm

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam - cho biết hiện cả nước có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất phân bón, 7.000 loại phân bón đang lưu hành trên thị trường. Mỗi năm, cả nước sử dụng hơn 10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó hơn 80% là phân bón vô cơ, còn lại là phân bón hữu cơ và phân bón khác.


Nông dân chi nhiều tiền cho phân bón nhưng cũng hoang mang trước thông tin về chất lượng Ảnh: NGỌC TRINH

Nông dân chi nhiều tiền cho phân bón nhưng cũng hoang mang trước thông tin về chất lượng Ảnh: NGỌC TRINH

Trong khi đó, ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, khẳng định có từ 30%-50% các loại phân bón đang lưu thông trên thị trường là giả, kém chất lượng. Theo ông Môn, nông dân đang bị bủa vây trước sự tràn ngập của phân bón giả.

Các báo cáo, phát biểu tại hội thảo cũng cho thấy phân bón giả đang hoành hành ở mức đáng báo động. Báo cáo của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đưa ra số liệu bình quân mỗi năm cả nước ghi nhận gần 4.000 vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Còn theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, qua thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 63 công ty, tổ hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng và bán sản phẩm ở 48 tỉnh, thành.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón khi đăng ký chất lượng dinh dưỡng trên giấy phép và bao bì ghi NPK hàm lượng dinh dưỡng 53% nhưng khi kiểm định thì tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có gần 3%, thậm chí chỉ 1,9%, còn lại là bột đá vôi. Với những con số này, ông Nguyễn Hạc Thúy đã phải thốt lên: “Sản xuất phân bón kiểu này không khác nào đem đất bán cho nông dân”.

Theo ông Thúy, mỗi năm cả nước thiệt hại khoảng 2 tỉ USD vì phân bón giả, kém chất lượng. Đáng nói là loại phân này không chỉ xuất hiện trong cơ sở sản xuất, đại lý mà còn có mặt cả trong các phòng kiểm nghiệm, kiểm định.

Đặc biệt, ông Thúy cho biết có lợi ích nhóm, bảo kê của các lực lượng thi hành công vụ, tham gia tiếp tay cho gian thương. Các thành phần này như “quả bom nổ chậm” phá hoại các nghị định, thông tư; bóp méo sự thật, bóp méo pháp luật, gây thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân và nền nông nghiệp nhiều năm qua.

Phạt như… gãi ngứa

Phân giả tràn ngập thị trường như thế nhưng theo ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, chế tài xử phạt không đủ mạnh, chủ yếu phạt hành chính và vì tiền xử phạt quá ít, chỉ như… gãi ngứa nên doanh nghiệp nộp phạt xong lại làm tiếp. Đồng tình, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, cho rằng lời hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ phạt hành chính thì ai chẳng muốn làm.

Trong khi chế tài không nghiêm thì quản lý nhà nước đang bị chồng chéo. Theo quy định tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý phân vô cơ còn Bộ NN-PTNT quản lý phân hữu cơ và phân bón khác.

Do vậy, hầu hết các đại biểu tại hội nghị đều cho rằng cần phải tăng chế tài xử phạt vi phạm và xử nghiêm những tổ chức, cá nhân bao che, bảo kê. Ngoài ra, cần gấp rút sửa Nghị định 202 theo hướng chuyển giao trách nhiệm quản lý về một bộ duy nhất, đồng thời quy định cụ thể hơn trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp ở địa phương khi để xảy ra những vụ việc vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

Ông Lại Xuân Môn cho rằng ở nhiều nước chỉ có 30-40 loại phân bón, ngay như Trung Quốc và Thái Lan cũng chỉ có khoảng 100 loại chứ không phải hàng ngàn loại như ở Việt Nam. Do vậy, cần phải xem xét việc duy trì bao nhiêu loại phân bón là đủ để nông dân dễ nhận biết.

“Nông dân đã khó khăn rồi, lại rơi vào ma trận của phân bón giả thì khó khăn càng chồng chất. Nông dân bỏ ruộng một phần là do làm ăn không hiệu quả, mà không hiệu quả trong sản xuất có phần do sử dụng phân bón giả. Vì vậy, việc phải lập lại trật tự thị trường phân bón là hết sức cần thiết” - ông Môn bày tỏ.

Chấn chỉnh quản lý chất lượng phân bón

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về phân bón. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT khẩn trương ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác; đồng thời, tổng rà soát, thanh tra, kiểm tra các tổ chức chỉ định chứng nhận và thử nghiệm phân bón; chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ rà soát, thu hồi toàn bộ giấy chứng nhận hợp quy phân bón đã cấp không đúng quy định và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc chỉ định tổ chức chứng nhận và thử nghiệm phân bón.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh làm rõ những vi phạm của 11 tổ chức được chỉ định thử nghiệm và chứng nhận chất lượng phân bón có vi phạm nêu trong Kết luận thanh tra số 235/KL-TTr ngày 28-4-2016 của Bộ NN-PTNT và xác minh làm rõ dấu hiệu giả mạo quyết định chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm phân bón của Công ty CP Tập đoàn Công nghệ cao quốc tế Con Cò Vàng để xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Các bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 12-2016.

Th.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo