xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mục tiêu... trên trời

SƠN NHUNG - NGỌC ÁNH

Theo nhận định của các chuyên gia thì giải pháp mà dự thảo đề án đưa ra không cân xứng và không bảo đảm mục tiêu đặt ra

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự thảo đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo với mục tiêu nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, bảo đảm công bằng xã hội, phát triển ngành lúa gạo bền vững.

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, giá xuất khẩu gạo bình quân 600 USD/tấn nhóm gạo trắng, hạt dài và 800 USD/tấn nhóm gạo thơm đặc sản; giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng lúa đạt bình quân 100-120 triệu đồng.

Giá gạo xuất khẩu từ 600-800 USD/tấn!?

Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích, mục tiêu giá gạo xuất khẩu từ 600-800 USD/tấn là “trên trời” vì các tổ chức quốc tế dự báo giá gạo từ nay đến năm 2020 sẽ đi ngang hoặc giảm thì Việt Nam sẽ bán cho ai với giá đó.

Từ giá xuất khẩu mục tiêu này mà đề án đưa ra con số 100-120 triệu đồng/ha doanh thu, nếu đạt con số này thì sẽ không có nông dân nào bỏ đất lúa, diện tích trồng lúa sẽ tăng lên hơn 7,9 triệu ha (hiện nay) trong khi đề án muốn giảm diện tích xuống khoảng 7 triệu ha.

Chuyển gạo lên tàu để xuất khẩu Ảnh: SƠN NHUNG
Chuyển gạo lên tàu để xuất khẩu Ảnh: SƠN NHUNG

Theo ông Bích, tái cơ cấu ngành lúa gạo nên đi theo hướng rút ngắn chuỗi cung ứng, buộc doanh nghiệp (DN) xuất khẩu phải liên kết với nông dân (như mô hình Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang đang làm) thì lợi nhuận sẽ tập trung vào 2 chủ thể này.

“Đây chính là con đường nâng thu nhập cho nông dân, các vấn đề còn lại chỉ là “râu ria”. Khi đó, thương lái, cơ sở xay xát sẽ không bỏ vốn ra mua lúa gạo để làm một chủ thể kinh doanh như hiện nay mà chỉ đóng vai trò là người làm thuê, hưởng tiền công, phí dịch vụ” - ông Bích phân tích.

Tuy nhiên, các DN xuất khẩu gạo lại có nhận định khác. Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre), đặc điểm sản xuất lúa gạo của Việt Nam manh mún nên phải có vai trò của thương lái trong việc thu gom.

“Mới đây, Bộ Công Thương có tờ trình đưa ra yêu cầu DN muốn xuất khẩu gạo buộc phải có vùng nguyên liệu, tức liên kết với nông dân. Theo tôi, định hướng như vậy là đúng nhưng phải để thị trường điều tiết chứ không phải là một mệnh lệnh hành chính.

Thực tế là nhiều năm nay, đã có DN tự tìm nông dân để liên kết, như DN chuyên về gạo thơm vì phải liên kết thì mới bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu. Còn nếu nông dân sản xuất lúa phẩm cấp thấp như IR50404 mà bắt chúng tôi bao tiêu với giá cao là không được” - ông Tuấn nói.

Cần có quy chuẩn cho hạt gạo

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu Trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, nhận xét dự thảo đề án vừa đưa ra vẫn phảng phất cách làm theo kiểu cũ, chung chung, không cụ thể. Theo ông, phải tập trung vào việc cấp thiết là tái cơ cấu Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các tổng công ty lương thực vì đây là những đơn vị đóng vai trò chủ đạo cho việc phát triển ngành lúa gạo Việt Nam. Họ phải làm đúng vai trò đại diện cho các DN, đại diện cho người trồng lúa chứ không được đặt nặng vấn đề kinh doanh cho riêng mình.

Quan trọng hơn, theo GS-TS Võ Tòng Xuân, nên đưa vào dự án việc xây dựng một quy chuẩn về gạo cho Việt Nam, vì lâu nay chúng ta vẫn phải theo quy chuẩn các nước. Theo đó, ngay từ những hợp đồng VFA mang về phải yêu cầu các DN kết hợp với nông dân, thông qua HTX để sản xuất tập trung cùng một loại giống, cùng một chất lượng theo một bộ quy chuẩn nhất định và sau đó phải được cấp giấy chứng nhận thì mới được xuất khẩu. Có như vậy thì mới nâng được chất lượng hạt gạo, không thể để mạnh ai nấy làm, sẽ phá hỏng tất cả.

Nông dân không đủ sức “đấu” với DN

Tờ trình dự thảo đề án đã phân tích những bất hợp lý trong xuất khẩu gạo hiện nay là tính trên đơn vị xuất khẩu gạo thì lợi nhuận của nông dân chỉ chiếm 52% trong khi chi phí họ bỏ ra là 83%, còn DN xuất khẩu gạo được 30% lợi nhuận trong khi chỉ phải bỏ ra 4% chi phí. Do đó, đề án cũng nêu ra vấn đề cải tổ VFA bằng cách phải mở rộng thành phần tham gia có đại diện của các địa phương, nông dân, HTX, thương lái để có tiếng nói thống nhất trong xây dựng chính sách, bảo vệ quyền lợi nông dân.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích thì đây không phải là giải pháp hay vì nông dân chỉ biết trồng lúa, biết gì về buôn gạo mà ngồi “tranh đấu” quyền lợi với các DN xuất khẩu. Vì thế, cơ quan nhà nước sẽ đại diện cho nông dân trong việc bảo đảm quyền lợi cho họ. Theo ông Bích, nếu DN xuất khẩu liên kết với nông dân thì nhà nước chỉ việc quản lý tốt giá sàn xuất khẩu, tổ chức VFA cũng sẽ không còn “quyền lực” lớn như hiện nay.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo