Thỉnh thoảng, anh kiểm tra biểu đồ phụ tải, thông số vận hành (vì gia đình anh đã lắp điện kế đo xa)… cùng hàng loạt thông tin khác trên ứng dụng.
Chăm sóc khách hàng trực tuyến
Theo anh Hải, sau khi sử dụng ứng dụng này, anh đã giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng cài đặt để sử dụng vì rất tiện lợi. Để cài đặt ứng dụng EVN HCMC CSKH, khách hàng chỉ cần vào các kho ứng dụng App Store, CH Play tương ứng với hệ điều hành của thiết bị di động tìm kiếm với từ khóa EVN HCMC. Sau khi cài đặt xong, chỉ cần cập nhật thông tin khách hàng một lần để có thể sử dụng ứng dụng.
Khách hàng có thể giao dịch trực tuyến với EVN HCMC thông qua nhiều ứng dụng
Ứng dụng anh Hải đang sử dụng là Chăm sóc khách hàng qua thiết bị di động có kết nối internet. Chỉ riêng TP HCM đã có hơn 122.873 khách hàng cài đặt và sử dụng ứng dụng này. Đây cũng là một trong những giải pháp của EVN HCMC trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào dịch vụ khách hàng.
Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc, người phát ngôn EVN HCMC - cho biết ngoài ứng dụng EVN HCMC CSKH, trong năm nay, EVN HCMC phối hợp với Sở Công Thương TP trình UBND TP HCM triển khai quy định một cửa liên thông trong cấp điện trung áp nhằm thống nhất đầu mối, tinh giản thủ tục cũng như rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng. Song song đó, đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến, khuyến khích khách hàng liên hệ giải quyết yêu cầu, thắc mắc với ngành điện TP thông qua các kênh chăm sóc khách hàng trực tuyến như điện thoại tổng đài, website chăm sóc khách hàng, email, các ứng dụng trên điện thoại di động và cả trên trang thông tin một cửa điện tử của TP HCM https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn. Mục tiêu đến cuối năm sẽ nâng dịch vụ trực tuyến lên cấp độ 4 - mức cao nhất hiện nay.
Tận dụng thành tựu công nghệ
Trong công tác tổ chức sản xuất - phân phối và vận hành, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, ngành điện đang có lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, từng bước triển khai hệ thống đo đếm tiên tiến. Thời gian qua, EVN HCMC đã triển khai hệ thống SCADA/DMS, tự phát triển và đưa vào sử dụng chương trình quản lý thông tin mất điện (OMS) với các phần tử lưới điện được tổ chức theo cấu trúc hình cây nhằm mục đích quản lý thông tin các vụ mất điện và tính toán các chỉ số độ tin cậy lưới điện (SAIFI - số lần mất điện trung bình của khách hàng, SAIDI - thời gian mất điện trung bình của khách hàng) xây dựng các trạm biến áp không người trực, trung tâm điều khiển từ xa tại các đơn vị.
Theo ông Phạm Quốc Bảo, với mục đích nâng cao hơn nữa năng lực quản lý thông qua các công cụ mang tính trực quan, sinh động và thân thiện với người dùng, EVN HCMC đã tiến hành số hóa toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu lưới điện trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Rút ngắn thời gian cấp điện
Ngoài việc ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng cung cấp điện, thời gian qua, ngành điện TP HCM đã rất nỗ lực rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng cũng như thực hiện chế độ "một cửa" trong mọi giao dịch với khách hàng và công khai về trình tự, thủ tục trong khâu cấp điện mới. Mục tiêu là trong năm nay sẽ cải thiện 4 bậc chỉ số tiếp cận điện năng lên vị trí 64/190 nước. Trước đó, năm 2017, kết quả đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng tại TP HCM (đại diện cho Việt Nam) của Tổ chức Doing Business, Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia/nền kinh tế.
Bình luận (0)