Để đạt kim ngạch này, doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trong nước phải làm gì, trong khi chi phí lao động ngày càng đắt, cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Đó là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo "Công nghệ số và tự động hóa trong ngành chế biến gỗ" do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) tổ chức ngày 19-10 ở TP HCM.
Doanh nghiệp trong nước đầu tư ngày càng nhiều cho công nghệ sản xuất đồ gỗ
Theo HAWA, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, từ năm 2009 đến nay bình quân tăng 15%/năm. Việt Nam hiện đứng thứ năm trên thế giới, thứ hai châu Á và đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ và nội thất. Các thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ (39%), Trung Quốc (15%), Nhật Bản (14%) và EU (14%). Năm 2016 xuất khẩu đạt khoảng 7 tỉ USD, dự kiến sẽ đạt 8 tỉ USD trong năm nay và trên 10 tỉ USD vào năm 2020. Sự tăng trưởng này đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nguyên liệu phù hợp với các quy định quốc tế về quản lý rừng. Năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 1,7 tỉ USD nguyên liệu gỗ để bổ sung cho nhu cầu sản xuất.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch HAWA, nhìn nhận ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng ổn định nhưng cũng phải đối đầu với thách thức, cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, DN đang đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Trước đây, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% trong xuất khẩu gỗ thì năm qua giảm còn 47,6%.
Bình luận (0)