xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành thủy sản bị ám ảnh bởi "truyền thông bẩn"

C.Linh

(NLĐO) - Ngành thủy sản thời gian qua gặp không ít khó khăn do các thị trường ngày càng khắt khe trong các quy định về an toàn thực phẩm, bị áp lực "truyền thông bẩn"...

Ngày 16-10, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội thảo quốc tế thủy sản "Tiềm năng của ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam - Cơ hội cho các nhà đầu tư", nằm trong triển lãm Aquaculture Vietnam 2019 do Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề Cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) tổ chức.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2009-2018, sản lượng và xuất khẩu thủy sản nước ta tăng mạnh. Trong đó, sản lượng tăng 60%, giá trị xuất khẩu tăng gần 100%, nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm). Xuất khẩu cá tra tăng 56% từ 1,4 tỉ USD năm 2008 lên 2,2 tỉ USD năm 2018. Xuất khẩu tôm tăng trưởng cao và ổn định, sau 10 năm xuất khẩu tăng 120%, từ 1,6 tỉ USD lên 3,55 tỉ USD. Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 160 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số thị trường chủ lực như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản…

Tuy vậy, TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch VINAFIS, cho rằng dù Việt Nam có nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản và gặt hái được nhiều thành công trong xuất khẩu nhưng mấy năm gần đây, lại trải qua nhiều thăng trầm và đối mặt với không ít thách thức, như tình hình thời tiết bất lợi, thiếu cơ sở hạ tầng và công nghệ… gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song song đó, các thị trường ngày càng khó tính và khắt khe trong các quy định về an toàn thực phẩm, bị áp lực "truyền thông bẩn", chứng nhận riêng cho từng thị trường ngày càng nhiều.

Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc chuỗi dự án Tập đoàn UBM Asia, nhận định: "Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế cùng với các yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi người nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp tại Việt Nam phải không ngừng cải tiến và đổi mới phương thức sản xuất, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thiết bị và giải pháp mới nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng thủy sản, cắt giảm chi phí và bảo vệ môi trường".

Dù vậy, theo VASEP, Chính phủ và doanh nghiệp thủy sản bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các rào cản nói trên. Bằng chứng là ngày càng có nhiều nhà máy đạt chứng nhận bền vững như: ASC, Global GAP, VietGAP…Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, mang lại lợi thế về thuế xuất nhập khẩu và cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm.                                              

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo