Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý này tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu và thực phẩm. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ vẫn trì trệ.
Báo cáo chỉ ra nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng vào một tương lai kinh tế tươi sáng hơn. Lần đầu tiên sau 6 quý liên tiếp, số hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính giảm, phản ánh triển vọng kinh tế tích cực hơn. Niềm tin của người tiêu dùng đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tỏ ra dè dặt trong thói quen chi tiêu của họ. Do đó, dù giá cả tăng ở mức ổn định, tăng trưởng khối lượng mua hàng vẫn sụt giảm, trừ các ngành hàng phi thực phẩm. Điều này tiếp tục đặt ra những thách thức cho tăng trưởng trong mùa mua sắm cuối năm.
Theo Kantar, trong bối cảnh tài chính vẫn còn khó khăn, người tiêu dùng chưa thực sự nghĩ tới các yếu tố bền vững khi chọn mua một sản phẩm. Họ cần được thuyết phục về lợi ích kinh tế và xã hội của hành vi bảo vệ môi trường trong tiêu dùng và tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thân thiện môi trường với giá cả phải chăng hơn.
Bình luận (0)