xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng

PHƯƠNG NHUNG - SƠN NHUNG ghi

Doanh nghiệp bất động sản xác định rõ cần phải thay đổi tư duy kinh doanh để thích ứng linh hoạt trong hoàn cảnh mới, song cũng mong muốn nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực

.HOÀNG THỊ VÂN ANH, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT):

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 1.

Bà HOÀNG THỊ VÂN ANH

Nhiều vướng mắc đã được giải quyết

Trong thời gian qua, do không thể tiếp xúc trực tiếp, chúng tôi đã mở nhiều kênh khác nhau để ghi nhận bất cập, khó khăn và các kiến nghị của doanh nghiệp (DN), hiệp hội, người dân; tham mưu để kịp thời ban hành các nghị định, thông tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, DN.

Như về tiếp cận đất đai, ngoài tháo gỡ vấn đề đất xen cài trong các dự án theo phương thức thỏa thuận, Nghị định 148 đã giải quyết khó khăn liên quan vấn đề giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu đối với những trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất. Nghị định cũng quy định các DN trong quá trình sử dụng đất bị nhà nước thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội sẽ được hỗ trợ, tạo mặt bằng để tiếp tục sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, cải thiện thủ tục hành chính, rút gọn một số giấy tờ, hỗ trợ người dân chuyển quyền sử dụng đất hoặc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Liên quan một số vướng mắc hiện tại của Nghị định 148 và những khó khăn mà các nhà đầu tư phản ánh, Bộ TN-MT đang phối hợp chặt chẽ với các bộ - ngành, địa phương... để tổng kết việc thi hành Luật Đất đai 2013 và sửa đổi toàn diện dự án luật này. Luật Quy hoạch cũng đang được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm tra để trình Quốc hội thông qua. Theo đó, đất ở khu công nghiệp, đô thị, đất cho hạ tầng... sẽ được tăng lên để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Chúng tôi sẽ lập quy hoạch các cấp để các địa phương có cơ sở giao, cho thuê, lập quy hoạch sử dụng đất nhằm thúc đẩy thị trường phát triển.

. Ông NGUYỄN TOÀN THẮNG - Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN-MT TP HCM:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 2.

Ông NGUYỄN TOÀN THẮNG

Tiếp tục tháo gỡ ách tắc

Ngành TN-MT TP HCM đang tập trung giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và DN.

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã giải quyết hơn 80.000 hồ sơ, từ đó ngân hàng đã giải ngân số tiền rất lớn để người dân và DN đưa đồng vốn này vào đầu tư - kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hiểu nếu khâu làm thủ tục thế chấp chậm sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn của người dân và DN nên đã đẩy nhanh thủ tục ở khâu này... Liên quan vướng mắc về thủ tục tính tiền sử dụng đất, chúng tôi đã xây dựng quy trình xác định giá đất cụ thể của đơn vị mình để gửi đến Hội đồng Thẩm định giá đất.

Đặc biệt, khâu cấp giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở là rất quan trọng bởi người dân mong muốn được mua nhà của các dự án và có sổ hồng. Trong 10 tháng đầu năm nay, Sở TN-MT TP HCM đã cấp hơn 13.000 sổ hồng; bảo đảm uy tín của nhà đầu tư khi xây dựng dự án nhà ở. Khâu này cũng còn nhiều ách tắc và chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.

. TS CẤN VĂN LỰC, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 3.

TS CẤN VĂN LỰC

Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Ghi nhận ý kiến từ các hiệp hội, ngành nghề, chúng tôi nhận thấy DN mong muốn nhất là cơ chế, chính sách và khâu thực thi phải quyết liệt. Chẳng hạn, các thủ tục về đầu tư, xây dựng, nhất là thủ tục tiếp cận đất đai, dù đã được tiết giảm nhưng vẫn phức tạp. Vì vậy, còn rất nhiều dư địa để chúng ta cải thiện. Thực tế, Nghị quyết 68 về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020-2025 đã được ban hành từ tháng 5-2020 nhưng 1 năm rưỡi qua vẫn chưa làm được nhiều, còn nhiều ách tắc, lãng phí.

Về gói hỗ trợ lãi suất, dự kiến hỗ trợ lãi suất 3%-4%/năm, DN chỉ phải trả lãi suất khoảng 5%/năm. Với 3%/năm hỗ trợ lãi suất, Chính phủ phải tung ra gói ngân sách khoảng 3.000 tỉ đồng để giải ngân. Do đó, phải xác định được nguồn tiền lấy từ đâu, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, không làm đại trà. Đó là nguồn lực tuyệt vời để DN tiếp cận vốn.

Chúng tôi ủng hộ gói cho vay phát triển nhà ở xã hội 30.000 tỉ đồng. Vấn đề bây giờ là phải rút kinh nghiệm những vướng mắc, hạn chế khi triển khai gói hỗ trợ này để không lặp lại những tồn tại cũ khi thực hiện gói hỗ trợ hồi năm 2013. Đặc biệt, cần có quan điểm dứt khoát khi xây dựng chính sách để hạn chế tình trạng xin - cho cũng như để DN, người dân hoạch định được kế hoạch.

. Ông LÊ HOÀNG CHÂU,Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 4.

Ông LÊ HOÀNG CHÂU

Giải quyết bài toán nhà ở cho công nhân

Chúng tôi khẳng định thị trường có khả năng tự phục hồi. DN BĐS không xin nhà nước hỗ trợ tiền mà chỉ mong được tháo gỡ các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách để có thể bật dậy mạnh mẽ như chiếc lò xo bị nén chặt.

Chúng tôi ghi nhận thời gian qua, Chính phủ đã có những hỗ trợ thiết thực cho cộng đồng DN thông qua Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước, Nghị quyết 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Bộ Xây dựng cũng đề xuất gói tín dụng 30.000 tỉ đồng, nếu sớm được thông qua và ban hành sẽ tạo điều kiện tốt cho DN và người mua nhà.

Đặc biệt, cuối năm 2020, cộng đồng DN rất vui mừng khi vấn đề đất công xen cài đã được tháo gỡ nhưng khâu tổ chức thực hiện còn chậm. Chính phủ cũng đã có những quyết sách quan trọng như Nghị định 148, Nghị định 69... nhưng chưa đi vào cuộc sống hoặc bị "đứng hình" lâu nay...

Một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm từ sau làn sóng dịch Covid-19 lần này là phải giải quyết được bài toán chỗ ở cho công nhân (CN). Năm 2018, Thủ tướng đã chấp thuận cho Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện thiết chế Công đoàn song còn quy mô nhỏ. Chúng tôi đề xuất phát triển thiết chế này thành một nhánh quan trọng để giải quyết vấn đề nhà ở cho CN.

. Nhà báo - tiến sĩ TÔ ĐÌNH TUÂN,Tổng Biên tập Báo Người Lao Động:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 5.

Nhà báo - tiến sĩ TÔ ĐÌNH TUÂN

Trong nguy có cơ

Khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế là rất lớn, ngành BĐS cũng không ngoại lệ. Tuy vậy, nhiều DN không chấp nhận thực tế đó mà kiên trì bám trụ, duy trì bộ máy nhân sự để hoạt động trở lại. Đặc biệt, nhiều DN đã tích cực tham gia cùng nhà nước và TP HCM trong công tác chống dịch, tiêu biểu như Vingroup, Hưng Thịnh, Đại Phúc, Kim Oanh, Phương Trang... Trách nhiệm cộng đồng của các DN, trong đó có nhiều DN BĐS, là rất đáng ghi nhận.

Thị trường đang có dấu hiệu phục hồi khi cuộc sống quay trở lại. "Trong nguy có cơ"! Đây là cơ hội để DN nhìn lại mình, xây dựng lại kế hoạch và củng cố hoạt động. Theo tôi, với DN BĐS, chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu; thứ hai là giá cả hợp lý và có nhiều phân khúc đáp ứng nhu cầu của khách mua ở hoặc đầu tư; thứ ba là pháp lý phải minh bạch, rõ ràng; thứ tư là môi trường sống phải tốt hơn; thứ năm là DN phải hướng tới mục tiêu vì cộng đồng; thứ sáu là xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh; thứ bảy là ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh và thứ tám là tận dụng kênh truyền thông uy tín để đưa sản phẩm đến khách hàng.

Nếu áp dụng tốt những khuyến cáo mà các chuyên gia đã nêu trong tọa đàm, DN có thể hồi phục, phát triển trở lại. Việc phục hồi thị trường BĐS có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lĩnh vực này mà sẽ tạo đột phá cho phát triển kinh tế.

. Ông VƯƠNG DUY DŨNG, Trưởng Phòng Quản lý nhà - Thị trường bất động sản, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 6.

Ông VƯƠNG DUY DŨNG

Hàng loạt đạo luật, cơ chế được sửa đổi

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản (BĐS). Bộ Xây dựng cũng đã tham mưu, trình Chính phủ hàng chục nghị định nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN trong lĩnh vực này. Cụ thể, liên quan đến hướng dẫn Luật Xây dựng sửa đổi, có Nghị định 06, Nghị định 09, Nghị định 10... Nhóm nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Nhà ở có Nghị định 30, Nghị định 69... Chưa có giai đoạn nào mà trong thời gian ngắn có hàng loạt đạo luật, cơ chế, chính sách được nghiên cứu sửa đổi nhanh chóng như vậy. Nhờ đó, môi trường pháp lý từng bước được cải thiện dù vẫn còn vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức triển khai, thực hiện của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành cũng rất quan trọng. Có thể quy định pháp luật đã được sửa đổi tốt rồi nhưng không có sự phối hợp tốt trong khâu thực hiện thì hiệu quả không đạt 100%.

Để tiếp tục gỡ vướng cho DN, chúng tôi sẽ xem xét, cố gắng trình Quốc hội sửa đổi, ban hành một số luật khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS sớm hơn dự kiến 1 năm.

.ĐẶNG THỊ KIM OANH, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Kim Oanh:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 7.

Bà ĐẶNG THỊ KIM OANH

Mong có cơ chế rõ ràng

Trong khó khăn, mỗi DN cần có định hướng riêng và xây dựng lại. Chúng tôi xác định bước đầu tiên là hoàn thiện các dự án, công trình bởi trong thời điểm này, nếu không lấy được uy tín sẽ không phát triển được. Vừa qua, chúng tôi đã triển khai các dự án ở Bình Dương, Đồng Nai với phân khúc từ 1 tỉ đồng trở lên và ghi nhận có khách mua.

Về pháp lý, DN BĐS hiện rất vướng, rất khó khăn. Chúng tôi mong các địa phương làm đúng theo luật, tránh để DN phải mất thời gian đi lại. DN hiện quá khó khăn rồi nên rất mong muốn có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của địa phương, bộ ngành... nhằm giúp DN bớt áp lực, bớt chi phí và không bị kéo dài thời gian thực hiện dự án. Nếu không xử lý được những vấn đề này, DN không thể phát triển được, còn người dân phải chịu trận do chậm được cấp sổ.

Dù dịch bệnh rất khó khăn nhưng chúng tôi không lùi bước, không chịu thất bại, cố gắng giữ vững vị thế DN tiên phong. Chúng tôi cũng như nhiều DN khác đã xung phong đi đến các tuyến đầu chống dịch, đóng góp công sức cũng như vật chất để chia sẻ với cộng đồng.

. NGUYỄN HƯƠNG - Tổng Giám đốc Đại Phúc Land, thành viên Vạn Phúc Group:

Nhiều giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng - Ảnh 8.

Bà NGUYỄN HƯƠNG

Doanh nghiệp ứng phó linh hoạt

Sau khi DN được mở cửa hoạt động trở lại, chúng tôi đã khôi phục 70% hoạt động ở công trường.

Với tâm thế tăng tốc trong quý IV/2021 để bù lại thời gian ảnh hưởng dịch bệnh khá nặng nề trong quý III/2021, các DN bắt buộc phải thay đổi, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ, nắm bắt xu thế mới. DN chúng tôi cũng đã có kế hoạch đưa ra sản phẩm mới để đa dạng hóa nhóm sản phẩm. Khu đô thị Vạn Phúc (Van Phuc City) được xây dựng với mục tiêu trở thành khu đô thị đáng sống hàng đầu tại TP Thủ Đức, bao gồm dịch vụ vui chơi - giải trí, thương mại và nhà ở sinh thái ven sông.

Về mặt chính sách, tôi cho rằng đây là giai đoạn mà Chính phủ cần sửa đổi cấp bách nhiều quy định, chính sách nhằm tháo gỡ các nút thắt về thủ tục pháp lý, hướng dẫn DN nhanh chóng triển khai dự án thuận lợi để cung cấp sản phẩm ra thị trường, giảm thiểu lệch pha cung - cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo