xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn vào PCI 2022 để nỗ lực cải thiện tình hình

MINH CHIẾN

Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp giữ ngôi đầu bảng xếp hạng PCI, trong khi đó tỉnh Bắc Giang bứt phá ngoạn mục, vươn lên vị trí thứ 2

Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Tháp là những địa phương nằm trong tốp 5 của bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 (PCI 2022) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 11-4.

Bắc Giang bứt phá

Năm 2022 là năm thứ 18 VCCI công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. PCI được xem là một trong những chỉ báo đánh giá khả năng cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của chính quyền các địa phương. PCI năm 2022 tiếp tục chứng kiến sự củng cố vững chắc vị trí dẫn đầu của tỉnh Quảng Ninh với 72,95 điểm trên thang điểm 100. Từ 2017 đến nay, Quảng Ninh luôn giành vị trí dẫn đầu về chất lượng điều hành kinh tế với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.

VCCI đánh giá Quảng Ninh là một trong những tỉnh mạnh dạn trong huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư với phương châm "Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư". Quy trình giải quyết thủ tục hành chính của Quảng Ninh được thực hiện theo nguyên tắc 5 tại chỗ, các bước tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả được thực hiện xong ngay tại Trung tâm Hành chính công. Tỉnh Quảng Ninh đang hướng đến chuyển đổi quy trình này sang 5 bước trên môi trường điện tử.

Bảng xếp hạng PCI 2022 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Bắc Giang khi lần đầu góp mặt vào tốp 5. Đáng chú ý, năm 2021, địa phương này xếp thứ 31 trên bảng xếp hạng PCI nhưng đã thăng hạng 29 bậc để vươn lên vị trí thứ 2 của PCI 2022 với 72,8 điểm, chỉ xếp sau tỉnh Quảng Ninh. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký VCCI, nhấn mạnh kết quả này thể hiện bước tiến mạnh mẽ của Bắc Giang trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá rất tích cực chủ trương nhất quán đồng hành cùng DN của chính quyền tỉnh. "Những năm gần đây, Bắc Giang đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại với DN qua nhiều kênh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn; các cơ quan, đơn vị của tỉnh cũng có nhiều hành động hỗ trợ pháp lý cho DN" - ông Tuấn cho hay.

Đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng PCI 2022 là tỉnh Đồng Tháp với 69,68 điểm. Kể từ PCI 2007 đến nay, tỉnh đã có 16 năm liên tiếp nằm trong tốp 5 địa phương về chất lượng điều hành kinh tế. Trong khi đó, Hà Nội đứng thứ 20, TP HCM đứng thứ 27 trong bảng xếp hạng PCI 2022. Cả 2 đều bị hạ bậc so với PCI 2021, khi Hà Nội tụt 10 bậc, TP HCM tụt 13 bậc. Theo ông Đậu Anh Tuấn, các trung tâm kinh tế lớn chịu biến động kinh tế nhiều hơn và các DN, nhà đầu tư cũng kỳ vọng cải cách, thay đổi thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nơi khác, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn.

Nhìn vào PCI 2022 để nỗ lực cải thiện tình hình - Ảnh 1.

Tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm liền luôn nỗ lực cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: TRỌNG ĐỨC

Chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ

Chia sẻ về năm thứ 6 liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng PCI, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết tỉnh luôn nhận diện kịp thời những mâu thuẫn trong thực tiễn quản lý, khó khăn, thách thức của người dân và DN để tìm cách tháo gỡ, giải quyết với tư duy "chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ". Bên cạnh đó, mạnh dạn thí điểm những mô hình quản trị mới, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ DN, nhà đầu tư, người dân và xã hội với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Để duy trì ổn định vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng PCI, ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, nhấn mạnh bên cạnh các giải pháp cải cách hành chính, chuyển đổi số để phục vụ DN tốt hơn, tỉnh đã lập Tổ phản ứng nhanh "3 nhất" (tư vấn hiệu quả nhất, giải quyết nhanh nhất, chống dịch an toàn nhất) để nhanh chóng nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của DN nhằm tháo gỡ kịp thời. Theo ông Tuấn, đây là tổ công tác được nâng cấp từ thời điểm chống dịch COVID-19.

Ông Đậu Anh Tuấn cho biết thêm nhiều địa phương đã nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng thứ hạng trên bảng xếp hạng PCI. Đơn cử như tỉnh Đắk Nông năm 2021 xếp ở vị trí 52 nhưng đến 2022, tỉnh đã vươn lên vị trí thứ 38, cải thiện 14 bậc trên bảng xếp hạng. Trước đó, PCI 2020 của Đắk Nông ở vị trí 60 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Chia sẻ về sự thay đổi này, ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, cho biết tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, chủ động, tích cực trong việc tiếp cận, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư lớn. Để trở thành điểm đầu tư hấp dẫn, Đắk Nông đã tập trung nguồn lực để tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hệ thống điện, thông tin... Thời gian tới, ông Ngô Thanh Danh cho biết tỉnh tiếp tục đặt mục tiêu cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng PCI năm 2023, lấy hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là mục tiêu phấn đấu. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo