xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nói không với phong bì, phí "bôi trơn"

Tô Hà

Nhấn mạnh đến hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, cán bộ thuế "đi đêm" với doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị ngành tài chính cần phát động thi đua nói không với phong bì, phí "bôi trơn"

Sáng 8-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do Bộ Tài chính tổ chức.

Thờ ơ với người nộp thuế

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực, những thành tích của ngành tài chính đã đạt được. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ những bất cập, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Dẫn số liệu đây là năm thứ 2 liên tiếp cả nước có hơn 100.000 doanh nghiệp (DN) mới được thành lập, cho thấy tinh thần khởi nghiệp rất tốt, đem lại sự thịnh vượng cho đất nước, Thủ tướng nhắc trong xu hướng chung về cải cách môi trường kinh doanh vẫn có một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thờ ơ với sự sống còn của DN.

Nói về chính sách thuế, Thủ tướng nhận định việc xây dựng chính sách này chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, chưa đánh giá tác động, thiếu sâu sắc, thiếu lắng nghe từ phía DN. Do đó, Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính và các bộ liên quan cần chú ý khi thẩm định các dự án luật về thuế, tài chính cần bảo đảm tính ổn định 5-10 năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Hiện nay, chính sách thuế vẫn có tư duy theo quan điểm có lợi cho cơ quan quản lý mà chưa hướng tới bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế. Quyền của cơ quan quản lý rất lớn như cấp mã số thuế, kiểm tra, thanh tra, phong tỏa tài khoản, đình chỉ hóa đơn hay chuyển cơ quan điều tra nhưng quyền của người nộp thuế mà chủ yếu là DN, người dân thì rất ít. Thậm chí chính sách thuế luôn được giải thích theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước trong khi DN, người dân có kêu cũng bị áp đặt là vi phạm.

Nói không với phong bì, phí bôi trơn - Ảnh 1.

Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu tại hội nghị - Ảnh: QUANG HIẾU

Liên quan đến hoạt động hải quan, Thủ tướng cho biết thời gian qua vẫn nhận được nhiều phản ánh là tham nhũng, tiêu cực, như vụ việc 213 container mất tích ở cảng Cát Lái; vụ việc một số cán bộ hải quan An Giang tiếp tay cho DN gian lận hàng trăm tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng... Nhắc lại kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thủ tướng nói phí "bôi trơn" trong thanh tra, kiểm tra và hiện tượng cán bộ thuế "đi đêm" với DN vẫn diễn ra nhiều. Từ đó, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính phải phát động thi đua nói không với phong bì, phí "bôi trơn".

Dưới đủng đỉnh, trên "vắt giò lên cổ"

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết đến hết ngày 31-12-2017, thu cân đối NSNN ước đạt 1.283 triệu tỉ đồng, tăng 5,9% so dự toán. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018, Bộ Tài chính xác định tiếp tục tăng cường công tác thu, mở rộng cơ sở thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Mục tiêu là giảm tỉ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN; phấn đấu tăng thu ngân sách 3% so với dự toán Quốc hội giao.

Đánh giá cao Bộ Tài chính nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách song Thủ tướng cũng lưu ý bài toán cân đối ngân sách hiện nay chưa vững, chưa khoa học; vẫn còn hiện tượng "thu ngân sách năm nào cũng vượt dự toán nhưng địa phương thì đủng đỉnh còn trung ương thì "vắt giò lên cổ" mà chạy. Cứ đến cuối năm, lãnh đạo ngành thuế và tài chính đều phải đi đốc thu, thậm chí Thủ tướng, Phó Thủ tướng cũng đã phải tổ chức các cuộc họp về vấn đề này.

Thủ tướng cũng chỉ ra hiện tượng thu ngân sách vẫn có tư duy coi trọng tăng thuế suất hơn là mở rộng cơ sở thuế. Xã hội đã xuất hiện nhiều lĩnh vực mới, liên kết toàn cầu như thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, Uber, Grab. Đây là những "mỏ vàng" mở rộng cơ sở thuế nhưng ngành tài chính chậm nghiên cứu nên lúng túng trong hoạch định để quản lý.

Đối với các địa phương, trừ những nơi quá khó khăn như Bắc Kạn, Hậu Giang, Thủ tướng đề nghị tính toán, có giải pháp tự cân đối ngân sách vì hiện mới có 16 địa phương tự cân đối được ngân sách.

Chặt đứt nhóm lợi ích thao túng tài sản công

Thủ tướng cho rằng công tác quản lý tài sản công đang có nhiều quan ngại, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích "làm phép" nhằm hưởng lợi tài sản công. "Tôi xin nêu một ví dụ mới nhất, đó là trường hợp bán nhà công sản cho Vũ "nhôm" diễn ra ở Đà Nẵng. Nhà nước được cái gì?" - Thủ tướng đặt vấn đề.

Theo Thủ tướng, Bộ Tài chính cần khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản công, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là phải chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo