xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phản ứng mạnh với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt xe nhập khẩu

Phương Nhung

(NLĐO) - Đại diện các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (VIVA) vừa có ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật số 70/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

The VIVA, việc Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) và một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô cho rằng “giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với hàng nhập khẩu chưa bảo đảm công bằng với hàng sản xuất trong nước vì trong giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu không có chi phí bán hàng trong nước, lãi của cơ sở kinh doanh nhập khẩu” là chưa chính xác và mang tính chủ quan.

VIVA cho rằng việc thay đổi cách tính thuế TTĐB tác động tiêu cực đến thị trường ô tô của Việt Nam.
VIVA cho rằng việc thay đổi cách tính thuế TTĐB tác động tiêu cực đến thị trường ô tô của Việt Nam.

VIVA đánh giá quy định hiện hành về việc tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu là chính xác, phù hợp và nhất quán.

Cụ thể, giá tính thuế TTĐB bao gồm: giá tính thuế nhập khẩu (giá CIF) cộng (+) với thuế nhập khẩu. Trong đó, giá CIF bao gồm toàn bộ: giá thành sản xuất của nhà sản xuất (hay giá vốn) cộng (+) chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành,…, nếu có) cộng (+) với lãi của nhà sản xuất chính hãng.

Như vậy, theo VIVA, khi phân tích chi tiết thì có thể thấy xét về bản chất, cơ sở giá tính thuế TTĐB của mặt hàng sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu là tương đồng với nhau, cả hai đều có đầy đủ các khoản mục chi phí tương tự nhau.

Hơn nữa, thực chất, doanh nghiệp nhập khẩu chính là một nhà phân phối buôn đứt bán đoạn đối với nhà sản xuất chính hãng. Đây là cơ sở quan trọng cho lập luận rằng giá CIF đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành giá vốn và chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng.

“Cũng phải nhấn mạnh rằng việc xác định giá CIF từ nhà sản xuất chính hãng có nằm ở mức giá trị giao dịch thương mại thông thường hay không thì đã và đang được thực hiện rất hiệu quả bởi cơ quan Hải Quan trong quy trình xác định trị giá tính thuế của họ. Và quy trình đánh giá này hiện được thực hiện rất ổn định và đã giúp chống thất thu thuế cho nhà nước và góp phần bình ổn thị trường xe trong thời gian qua” – văn bản góp ý của VIVA nêu rõ.

Bởi vậy, đại diện các nhà nhập khẩu xe hơi kiến nghị giữ nguyên phương thức và giá tính thuế TTĐB theo hướng dẫn hiện hành.

Phương án này được VIVA đánh giá là: tạo ra tính cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; giúp ổn định thị trường, người tiêu dùng được hưởng lợi, doanh số bán xe tăng, số thuế của các doanh nghiệp nộp cho nhà nước cũng nhiều hơn; không gây những khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư tốt và ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đầu tư lâu dài; tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, tránh tạo ra những hình ảnh xấu trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Với phương án bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của doanh nghiệp nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa khi bán hàng, VIVA đánh giá sẽ tạo ra sự phức tạp trong cách tính thuế, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp, trong việc báo cáo thuế cũng như xây dựng chính sách bán hàng của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nó cũng tác động đẩy giá bán xe ô tô lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu chính hãng lên cao, làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển thị trường ô tô của Việt Nam, người tiêu dùng không được lợi vì giá xe quá cao.

Doanh nghiệp lắp ráp sẽ không có động lực để tăng tỉ lệ nội địa hóa của sản phẩm ô tô lắp ráp trong nước, tác động tiêu cực đến thị trường ô tô của Việt Nam.

Hơn nữa, phương án này nếu không triển khai hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến sức hút cũng như niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài vào tính ổn định chính sách của Việt Nam.

Mặc dù vậy, Bộ Tài chính vẫn khẳng định việc sửa đổi cách tính thuế TTĐB này không làm giá ô tô trong nước tăng. Và rằng cách tính mới sẽ đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước chứ không nhằm mục đích tăng thu thuế. Điều này sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong bối cảnh phát hiện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có dấu hiệu lách thuế, chuyển giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo