Tất nhiên, đây là nguồn lực giúp đỡ quý báu nếu giữa đơn vị quản lý quỹ và người khởi nghiệp cùng có tiếng nói, hiểu nhau. Nếu như không có sự cộng hưởng tích cực để cho một chính sách đúng đắn đi vào cuộc sống thì quỹ dù có cả ngàn tỉ đồng cũng trở nên vô dụng.
Tác giả Đỗ Long tại một buổi sinh hoạt về khởi nghiệp ở TP HCM Ảnh: TRẦN DIỆU
Tiềm lực về khởi nghiệp của lớp trẻ Việt Nam nói chung TP HCM nói riêng là rất lớn, rất máu lửa, rất háo hức. Tuổi trẻ với thời đại kỹ thuật số, công nghiệp 4.0, họ có thể có được ngay những ý tưởng để xung trận khởi nghiệp, thậm chí hiện nay, nhiều sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường cũng đã thành lập nhóm khởi nghiệp. Họ có được tinh thần nội nghiệp, có ý tưởng xây dựng doanh nghiệp… Vấn đề của tuổi trẻ là cần thêm nguồn lực vốn, sự hỗ trợ của các luật lệ, chính sách, nhất là xây dựng được một “hành lang” thông thoáng, bình đẳng và ổn định thì họ sẽ phát huy được tiềm lực sẵn có.
Vướng mắc lớn nhất đối với hoạt động khởi nghiệp hiện nay là thể chế. Bộ máy quản lý khởi nghiệp phải được chỉ định, có người cấp cao chỉ đạo và hoạt động thường xuyên, rà soát liên tục tính hợp lý, khoa học cũng như dự án khởi nghiệp nào, nhóm cá nhân nào xuất sắc, đưa ra mức ưu tiên và chấm điểm theo lịch trình có định hướng, như cách Israel và Singapore đã làm. Họ cử hẳn một bộ trưởng phụ trách, thậm chí đôi lúc thủ tướng của họ cũng tham gia làm giám khảo chấm điểm các dự án khởi nghiệp.
Để khởi nghiệp thành công, ngoài ý tưởng của cá nhân, nhóm khởi xướng và vốn, cần phải có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, bộ - ngành cùng các cấp quản lý nhà nước khác. Trong đó, điều cần tháo gỡ cụ thể nhất vẫn là chính sách và vốn. Đây là hai cản ngại đối với hầu hết start-up Việt Nam.
Bình luận (0)