xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạm dừng dự án xây chợ Tân Bình

Bài và ảnh: Đông Nghi

Việc tạm dừng là để nghiên cứu ý kiến đóng góp của tiểu thương nhằm có phương án phù hợp, hài hòa lợi ích các bên

Chiều 29-9, Sở Công Thương cùng các sở, ngành TP HCM đã làm việc với UBND quận Tân Bình về dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ đa năng và chợ truyền thống Tân Bình.

Phải bảo đảm quyền lợi của tiểu thương

Ông Lê Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, cho biết dự án xây lại chợ Tân Bình được thực hiện theo chủ trương của UBND TP HCM và có đầy đủ cơ sở pháp lý. Tại buổi họp với tiểu thương ngày 25-9, các tiểu thương đề nghị không sử dụng 7.000 m2 đất chợ làm trung tâm thương mại, không đồng ý xây chợ cao tầng; nếu xây thì tính toán lại chi phí cho hợp lý vì mức phí thuê sạp tối đa 400.000 đồng/m2/tháng theo tính toán của quận là quá cao. Hiện dự án đang gặp khó khăn do chưa nhận được sự đồng tình từ tiểu thương.

Hơn 10 giờ ngày 29-9, nhiều quầy sạp ở chợ Tân Bình mới mở cửa kinh doanh
Hơn 10 giờ ngày 29-9, nhiều quầy sạp ở chợ Tân Bình mới mở cửa kinh doanh

Theo ông Lại Văn Tùng, Trưởng Phòng Kinh tế quận Tân Bình, nhiều tiểu thương nghĩ rằng mình có chủ quyền với sạp chợ như chủ quyền đối với nhà đất, nay quận xây chợ mới rồi cho tiểu thương thuê nghĩa là họ phải thuê lại nhà của họ.

Thế nhưng, sạp chợ là sở hữu nhà nước, chỉ cho tiểu thương thuê kinh doanh và thu phí theo tháng. Mặc dù là sạp loại 1 nhưng do chợ đã xuống cấp nên quận Tân Bình chỉ thu phí sạp 155.000 đồng/m2/tháng (giá thuê sạp theo Quyết định 24 của UBND TP HCM đối với chợ do ngân sách nhà nước đầu tư tối đa là 200.000 đồng/m2/tháng).

Ngoài ra, tiểu thương cũng băn khoăn về hiệu quả kinh doanh khi xây chợ cao tầng vì thực tế, nhiều nơi xây cao tầng hoạt động không hiệu quả. Quy mô chợ mới 5.000 sạp, dôi dư rất nhiều so với quy mô cũ gần 3.000 sạp nên tiểu thương sợ bị chia thị phần.

Bên cạnh đó, xung quanh chợ Tân Bình hiện có rất nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng tương tự trong chợ, tiểu thương lo ngại nếu chợ lên cao tầng thì khách sẽ tập trung mua bên ngoài mà không vào chợ…

“Trước ý kiến đóng góp của tiểu thương, sáng 28-9, Chủ tịch UBND quận Tân Bình đã ký Văn bản số 1013/UBND-KT, chỉ đạo tạm dừng, không triển khai các bước tiếp theo của dự án xây trung tâm thương mại và xây lại chợ Tân Bình; nghiên cứu ý kiến đóng góp của tiểu thương nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa tiểu thương, nhà nước và nhà đầu tư.

Sau khi nghiên cứu phương án đầu tư xong, UBND quận sẽ tổ chức công khai đến tiểu thương xem xét, góp ý và hoàn chỉnh dự án để báo cáo UBND TP HCM xem xét và có chỉ đạo triển khai thực hiện” - ông Lê Sơn cho biết.

Rà soát lại các gói kế hoạch

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho rằng sở thống nhất với quận Tân Bình là tạm dừng dự án, tính toán lại để hài hòa lợi ích các bên. Quận Tân Bình phải xem xét, rà soát lại các gói kế hoạch triển khai để giải thích cho tiểu thương và quan trọng nhất là phải bảo đảm quyền lợi tiểu thương.

Bà Đào yêu cầu: Thứ nhất, UBND quận Tân Bình phải công bố cơ sở pháp lý cho tiểu thương rõ, cụ thể sạp chợ là đất công, cho tiểu thương thuê kinh doanh chứ không phải thuộc sở hữu của tiểu thương.

Thứ hai, giá thuê sạp căn cứ theo Quyết định 24, nếu chợ xây bằng vốn xã hội hóa thì giá cho thuê được gấp đôi giá quy định. Tiểu thương được hưởng lợi là trong quá trình sử dụng sạp có quyền sang nhượng mà không phải đóng thuế thu nhập cá nhân; nếu xây chợ mới sẽ được tái bố trí với diện tích tương đương.

Tuy nhiên, quận có thể nghiên cứu phương án hài hòa lợi ích của tiểu thương theo hướng bàn bạc với nhà đầu tư nâng giá cho thuê các sạp dôi dư để bù đắp, giảm giá cho thuê đối với các sạp tái bố trí.

Ngoài ra, xây dựng phương án bồi thường, điều chỉnh bố trí quầy sạp, ngành hàng cho phù hợp; xem xét quy hoạch lại các tuyến đường xung quanh chợ để tạo điều kiện tốt nhất cho tiểu thương kinh doanh.

Theo các sở ngành, chợ Tân Bình đã xuống cấp trầm trọng, nguy cơ cháy nổ cao nên cần phải xây lại. Đại diện Sở Tư pháp cho rằng đây không phải lần đầu TP HCM di dời chợ, trước đó đã di dời 10 chợ đầu mối trong nội thành ra 3 chợ đầu mối ngoại thành.

Kinh nghiệm của 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn là tái bố trí di dời cho tiểu thương từ các chợ đầu mối nội thành với giá rất ưu đãi. Chợ không thể không xây, điều quan trọng là phải thông tin để tiểu thương biết đầy đủ thủ tục, chủ trương, chính sách nơi đến mới. Nếu chính sách ổn thì tiểu thương sẽ chấp nhận.

Lãnh đạo UBND TP yêu cầu quận Tân Bình báo cáo ngay việc xây trung tâm thương mại tại chợ Tân Bình.

 

Chợ vẫn rất “nóng”

Hơn 9 giờ ngày 29-9, 2/3 quầy sạp ở chợ Tân Bình vẫn đóng cửa im ỉm, tiểu thương tập trung từng nhóm 5-7 người ngồi trước cửa các dãy sạp trò chuyện. Cứ khoảng 30 phút, loa phát thanh của chợ phát văn bản của UBND quận thông báo việc tạm ngưng dự án và kêu gọi tiểu thương bình tĩnh, tiếp tục kinh doanh. Đến hơn 10 giờ, nhiều quầy sạp mở cửa hoạt động trở lại.

Vụ việc tại chợ Tân Bình xảy ra bắt nguồn từ việc UBND quận Tân Bình công bố dự án xây dựng trung tâm thương mại 17 tầng trên phần diện tích 7.000 m2 mặt tiền đường Lý Thường Kiệt của chợ Tân Bình, xây lại chợ Tân Bình mới, quy mô 6 tầng...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo