xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo sốt ảo để bán giá cao

Mai Vân

Báo NLĐ ngày 9-12 dẫn kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra nguyên nhân khiến giá ô tô ở VN cao nhất thế giới là do tỉ lệ nội địa hóa thấp và thuế cao. Các doanh nghiệp ô tô còn nhiều trò ma thuật khác để móc túi người mua, trong đó tạo những cơn khan hiếm giả là chiêu phổ biến

Thị trường ô tô lắp ráp trong nước những ngày qua diễn biến rất phức tạp. Càng gần ngày 31-12, thời điểm kết thúc đợt ưu đãi thuế GTGT và trước bạ, giá ô tô thay đổi từng ngày.

img
Một đại lý bán ô tô tại TPHCM. Ảnh: T. THẠNH

 

Không mua ngay thì giá sẽ tăng (?!)


Ngày 7-12, chị Vũ Như Hoa (ngụ quận 7 - TPHCM) đến một đại lý của Toyota để tìm mua xe Fortuner V 2,7 lít và được báo giá gốc 848 triệu đồng nhưng phải chi thêm 80 triệu đồng để mua linh kiện. Tuy nhiên, qua ngày 8-12, đại lý báo giá xe đã tăng lên 935 triệu đồng. Đến ngày 9-12, giá xe tăng tiếp đến 940 triệu đồng.

Đi ngược xu hướng thế giới

Gần đây, khi đề cập nghịch lý cơn sốt ô tô, một đại diện Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương thừa nhận: “Thị trường ô tô VN đi ngược lại với xu hướng toàn cầu. Trong khi năm 2009, thế giới ghi nhận nhiều vụ phá sản hoặc đối mặt với khó khăn của nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ô tô thế giới do sức tiêu thụ sụt giảm nghiêm trọng thì doanh số ô tô của VN lại tăng khủng khiếp. Chỉ riêng tháng 11, doanh số bán ra của các doanh nghiệp thuộc VAMA là 12.259 chiếc, tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm 2008. Riêng hãng Toyota bán được 3.464 chiếc. Điều này cũng phù hợp với thị trường khi mua xe của Toyota, khách hàng phải chi tiền chênh lệch nhiều nhất”.

Tương tự, ngày 7-12, anh Trần Quí Hùng (cũng ở quận 7 - TPHCM) hỏi giá xe Honda Civic 1,8 lít và yêu cầu được nhận xe trước ngày 31-12, nhiều đại lý hét giá đến 710 triệu đồng. Thậm chí nếu không chốt giá trong ngày, hôm sau giá xe tăng thêm 10 triệu đồng.

Nhân viên đại lý của một hãng ô tô lắp ráp trong nước thừa nhận: “Thực ra, không phải lúc nào tình trạng sốt xe cũng như vậy và không phải tất cả nhãn hiệu xe đều hút hàng nhưng do đang vào mùa làm ăn nên tất cả đại lý cùng xuất chiêu, tạo xu hướng sốt cực đỉnh nhằm đánh vào tâm lý không mua hôm nay, ngày mai giá sẽ tăng cao hơn”!


Dư luận ngày càng nghi ngờ chuyện khan hiếm xe đến mức khách hàng phải rồng rắn xếp hàng chờ mua là do bên bán “dựng” nên. Như trường hợp của chị Hoa, khi vừa đồng ý mua xe Fortuner V 2,7 lít với giá 940 triệu đồng, chị được báo thời điểm nhận xe là ngày 29-12. Giao tiền cọc 50 triệu đồng xong, khi đang trên đường về nhà chị nhận được điện thoại của đại lý, báo: “Một khách hàng bỏ suất nên hai ngày nữa sẽ có xe giao, chị chuẩn bị tiền để lấy xe”. Chị Hoa thắc mắc: “Lúc hỏi mua xe thì đại lý nào cũng trả lời không thể lấy xe sớm hơn hai tuần nhưng khi đã nhận được tiền cọc thì chỉ một, hai ngày sau là có xe (?)”.


Trong vai người có nhu cầu mua xe, chúng tôi liên lạc với người quen là phó giám đốc phụ trách kinh doanh của một đại lý Toyota, ông này khuyên: “Không nên mua bây giờ, nếu chịu khó chờ qua đầu tháng 1-2010 thì chỉ cần thêm 30 triệu đồng mua linh kiện là có xe; còn đầu tháng 2 lấy xe thì không cần phải chi thêm một khoản nào”. 

Để lý giải cho chuyện giá ô tô tăng từng ngày từ nay đến cuối tháng 12, nhiều đại lý cho rằng do đang là mùa cao điểm mua sắm và chạy thuế nên giá tăng là đương nhiên.

Song ông Nguyễn Hoàng Phú, giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu ô tô, phản bác: “Nhu cầu mua sắm ô tô vào thời điểm cuối năm là có nhưng không nhiều vì những người muốn mua xe thực sự thì họ đã mua cách đây vài tháng chứ không “dại” gì mua vào thời điểm này để phải chi đủ thứ tiền mới có xe. Vì vậy, không loại trừ đang có cơn sốt ảo do chính các doanh nghiệp và đại lý dựng nên.


VAMA “được voi, đòi tiên”


Ông Nguyễn Hoàng Phú phân tích: “Lẽ ra, trong lúc ế ẩm mà nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách cắt giảm thuế, các doanh nghiệp ô tô phải chia sẻ với Nhà nước, với người tiêu dùng nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng đại lý lợi dụng đẩy giá bán. Thế nhưng khi được hỏi tại sao không có giải pháp ngăn chặn, nhiều doanh nghiệp tỏ ra đứng ngoài cuộc khi trả lời rằng không thể can thiệp vào việc kinh doanh của đại lý...”.


Đã không làm tròn trách nhiệm, mới đây Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô trong nước (VAMA) lại đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục cho ưu đãi thuế. Đề xuất này cho thấy những người có quyền lợi trong VAMA thiếu... tự trọng! Đã không cung ứng đủ nhu cầu của thị trường mà vẫn không có giải pháp tăng công suất, VAMA như người mắc nợ chưa trả hết mà còn xin cơ chế mới.

Vì vậy, các doanh nghiệp ô tô đang lợi dụng chính sách ưu đãi thuế để dễ bề móc túi người tiêu dùng. Chuyên gia kinh tế Trần Đình Bút phân tích: “Nhà nước cắt giảm thuế nhằm mang đến lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhưng muốn có xe, người tiêu dùng lại phải chi tiền nhiều hơn khi chưa có ưu đãi thuế. Nhà nước lại thất thu, chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi. Lợi ích không đồng đều thì gia hạn ưu đãi thuế để làm gì?”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo