xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh Hóa đột phá phát triển kinh tế

Thanh Tuấn

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước và năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

"Nếu ai đó chưa có dịp thăm Thanh Hóa hay chưa trở lại Thanh Hóa trong 10 năm trở lại đây chắc chắn sẽ ngỡ ngàng" - đó là chia sẻ của ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, khi nhắc về những đổi thay, phát triển của Thanh Hóa trong 10 năm qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2015-2020.

Quy mô kinh tế lớn gấp 4,5 lần

Dù là địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông, được thiên nhiên ưu đãi cho "rừng vàng, biển bạc", những cánh đồng rộng phì nhiêu, màu mỡ. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, Thanh Hóa vẫn mang tiếng là tỉnh nghèo, hằng năm vẫn phải xin ngân sách từ trung ương để chi thường xuyên. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị mà Thanh Hóa đang vươn lên mạnh mẽ, chi thường xuyên đã gần như tự chủ, kinh tế đang chuyển mình trở thành vùng trọng điểm của khu vực Bắc miền Trung.

Sự chuyển mình của Thanh Hóa có thể thấy rõ qua sự phát triển mạnh mẽ của "tứ Sơn". Đó là một Bỉm Sơn với trọng tâm là công nghiệp xi măng, từ sản lượng 2,5 triệu tấn/năm, đến nay đạt gần 9 triệu tấn/năm và đang tiếp tục đi lên, góp phần quan trọng đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh sản xuất xi măng hàng đầu cả nước.

Thanh Hóa đột phá phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, một dự án trọng điểm của Thanh Hóa và cả nước đã đi vào vận hành, góp phần làm thay đổi bộ mặt và nâng tầm tỉnh Thanh Hóa

Sầm Sơn đã hoàn toàn "thay da đổi thịt" từ cơ sở hạ tầng du lịch với sự góp mặt của nhiều tập đoàn kinh tế lớn, lớn nhất là Tập đoàn FLC và sắp tới là Sun Group..., đến văn hóa du lịch và cách làm du lịch, tạo nên một Sầm Sơn nổi tiếng trong lòng du khách thập phương, thay thế cho Sầm Sơn với nhiều điều không tốt trong quá khứ.

Đó là một Nghi Sơn phát triển đột phá được thúc đẩy bởi nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, mà hạt nhân là dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư trên 9 tỉ USD. Cuối cùng là một Lam Sơn - Sao Vàng đang từng ngày hình thành trung tâm công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao, gắn với Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là cảng hàng không quốc tế và sắp tới tiếp tục đầu tư trở thành "thành phố sân bay".

Chương trình xây dựng nông thôn mới của Thanh Hóa nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước, đã có 8 huyện, TP, gần 376 xã (đạt 64,4%), gần 1.000 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới (vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra). Tỉnh cũng thực hiện sắp xếp xong 143 đơn vị hành chính cấp xã thành 67 đơn vị (giảm 76 xã).

Nhờ hội tụ được các điều kiện, cơ hội mà trong nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Thanh Hóa đã có những phát triển vượt bậc, có thể nhìn thấy rõ qua số thu ngân sách nhà nước tăng không ngừng qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 Thanh Hóa thu ngân sách mới đạt 11.000 tỉ đồng; năm 2016 là 11.300 tỉ đồng; năm 2017 là 13.300 tỉ đồng. Đặc biệt, năm 2018, lần đầu tiên Thanh Hóa thu ngân sách cao kỷ lục, lên tới 23.464 tỉ đồng; năm 2019 là hơn 28.000 tỉ đồng; năm 2020, ước tính gần 29.000 tỉ đồng (đứng thứ 11 cả nước). Ngoài ra, quy mô nền kinh tế lớn gấp 4,5 lần so với năm 2010, từng bước trở thành một cực tăng trưởng mới của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 15,16%, năm 2019 là 17,15% (toàn nhiệm kỳ là 12,1%), đứng đầu Bắc Trung Bộ và thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước.

Phấn đấu vào nhóm dẫn đầu cả nước

Ông Trịnh Văn Chiến khẳng định để Thanh Hóa có sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các thế hệ lãnh đạo của tỉnh đã nỗ lực, cố gắng tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, đề ra các định hướng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo nên những dấu ấn riêng trong quá trình phát triển. Đó là kết quả từ sự nỗ lực, cố gắng chung của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng thẳng thắn nhìn nhận địa phương đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để phát huy tốt nhất các cơ hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Cơ hội để Thanh Hóa "bứt tốc" vươn lên trở thành nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước đang dần trở thành hiện thực, khi ngày 17-7 vừa qua, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, chính thức thông qua đề án "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Tại cuộc họp, Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Thanh Hóa đối với khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng và nhận thức của các cấp, các ngành, từ đó xác định những giải pháp mới, đột phá, thu hút mọi nguồn lực vật chất và tinh thần để tỉnh hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra.

Đây là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, bởi để thực hiện được "khát vọng thịnh vượng", mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh Thanh Hóa trong nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ rất chông gai khi mà tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nhiệm kỳ tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng, 6 hành lang kinh tế và 6 vùng liên huyện; tiếp tục coi phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nền tảng, công nghiệp là then chốt, dịch vụ là quan trọng..., phấn đấu đến năm 2025 vào nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đưa Nghi Sơn thành trung tâm công nghiệp trọng điểm

Trong 6 chương trình trọng tâm mà tỉnh Thanh Hóa đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025, việc quan tâm đầu tư phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (Khu Kinh tế Nghi Sơn) là một trong những chương trình quan trọng nhất. Tỉnh sẽ ưu tiên vốn ngân sách, tập trung huy động tối đa nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án (ưu tiên các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có giá trị tăng trưởng lớn)... để xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước với trọng tâm là ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến, chế tạo, là đầu mối quan trọng, nơi trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan... Phấn đấu tổng giá trị sản xuất tại đây giai đoạn 2021-2025 đạt 1,125 triệu tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 18,6 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước 118.800 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho thêm 35.000 lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo