xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm gánh nặng cho người nuôi cá tra?

Thế Dũng thực hiện

Sau khi ký hợp tác nuôi cá tra theo ASC, phóng viên Báo NLĐ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VASEP

- Phóng viên: WWF cử ông Mark Powell sang VN với dự thảo bản cam kết đã soạn sẵn, phải chăng họ dùng sự cố cá tra bị đưa vào danh mục đỏ là thủ đoạn để “ép” VN ký hay là “trao đổi qua lại”, thưa ông?

img

- Ông Nguyễn Hữu Dũng: Nội dung của thỏa thuận có 4 trang và được chính tay tôi viết đêm qua (đêm 16-12- PV) và đem ra thảo luận, đi đến thống nhất vào ngày 17-12 chứ không phải có từ trước. Ông Mark Powell cũng có điều chỉnh nhiều lần trong ngày 17-12 với WWF quốc tế về nội dung thỏa thuận.

“Khả năng tôi chỉ có vậy”
 
- VASEP, VINAFISH, Bộ NN-PTNT đồng tình và ủng hộ ASC của WWF có thể làm cho người tiêu dùng, cơ quan thẩm quyền ở các nước hiểu rằng  đã chấp thuận tính pháp lý của tiêu chuẩn này. Vậy đây chính là “giấy phép con” mà các cơ quan chức năng tự đeo lên người nuôi cá tra trong nước?
 
- Không có giấy phép nào cả. Không bắt ai buộc phải chứng nhận.
 

- Ông có biết người nuôi cá tra ở ĐBSCL bán cá đến đâu, “treo” ao đến đó vì gần như không có lợi nhuận, không có vốn tái sản xuất do hàng loạt chi phí leo thang, nay lại thêm một khoản phí nữa? Ông có khẳng định việc mình ủng hộ WWF tham gia ASC là đủ trách nhiệm với vai trò đại diện cho người nuôi?

 
- Khả năng của tôi chỉ có vậy và tôi làm hết trách nhiệm.
 
- WWF sang VN với đề xuất ban đầu là giải quyết sự cố bêu xấu cá tra VN nhưng khi đến đây lại biến thành một chuyến “bán hàng”. Dư luận có quyền đặt câu hỏi tại sao các cơ quan có trách nhiệm, trong đó có VASEP, lại phải vội vàng nhượng bộ và ký vào bản thỏa thuận đối với một tổ chức đã có hành vi xúc phạm hàng ngàn hộ nuôi, nhà xuất khẩu cá tra?
 
- Đây là vấn đề quy trách nhiệm, không phải là câu hỏi. tôi thấy không cần phải trả lời việc này.
 
- “Học tập” WWF, tới đây có thể xuất hiện thêm hàng loạt tổ chức phi chính phủ khác “đẻ” ra các bộ tiêu chuẩn mới thì VN lại nhượng bộ, lại quy thuận?
 
- Anh muốn cá tra vào danh sách đỏ hay sao!
 
img

Trong khi đời sống người dân nuôi cá tra VN còn rất bấp bênh thì sắp tới họ còn phải “gánh” thêm chi phí thực hiện ASC. Ảnh: QUỐC DŨNG

 
Người nuôi cá oằn mình trả phí
 
- VN có thể chọn cách đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách khác được không ông, thay vì chọn cách hạ mình để mang thêm gánh nặng cho người nuôi?

- Tùy cách nghĩ của mỗi người. Tại sao lại phải ký ngay, vì việc sản xuất cá tra bền vững là việc trước sau cũng phải làm. Chính phủ đã có một chương trình 5 năm cho mục tiêu 100% diện tích nuôi cá tra phải bền vững. Tôi cho rằng không có gì vội vàng.

 
- Tại thỏa thuận, WWF phải có trách nhiệm mở rộng thị trường có yêu cầu ASC, vậy cơ sở pháp lý nào để trói buộc họ hay bắt đền bù thiệt hại khi người nuôi cá tra đã trót đầu tư ASC nhưng cuối cùng không có giá trị?

- Có căn cứ là điều khoản cam kết trong thỏa thuận. Nếu họ không mở được thị trường thì ta không thực hiện. Có thị trường, có khách hàng yêu cầu, tôi mới làm. Còn nếu có khách hàng cần cá tra nuôi trong điều kiện dơ bẩn thì ta cứ làm.

 
- Ý ông là cá tra VN đang nuôi trong điều kiện dơ bẩn?

-  Tôi muốn nói là ai muốn nuôi cá tra dơ bẩn thì cứ làm.

 
- Có mâu thuẫn không khi chưa có ASC, VN vẫn có cá tra bảo đảm  tiêu chuẩn cao nhất để xuất đi 124 quốc gia và vùng lãnh thổ và ở những thị trường “khó tính” nhất, thưa ông?

- Có chắc là toàn bộ cá tra VN nuôi trong môi trường sạch không?

 
- Xin lỗi ông, đây là câu hỏi của dư luận và người dân đặt ra cho ông khi VASEP đại diện cho người nuôi VN chứ không phải câu hỏi ông đặt lại cho người dân. Theo ông, hộ nuôi cá tra VN sẽ phải trả mức phí bao nhiêu để có ASC?
- Việc thu phí sẽ không do WWF thực hiện mà việc đánh giá và chứng nhận sẽ do bên thứ ba tiến hành và thu phí. Hiện chưa có quy trình chuẩn nên chưa thể biết mức giá phải nộp để có chứng nhận ASC là bao nhiêu. Nhưng thỏa thuận có quy trách nhiệm WWF tìm nguồn tài trợ cho hoạt động này và trước mắt, họ sẽ bảo đảm  trong năm đầu tiên. Những năm sau VN phải trả. Tuy nhiên, chúng ta sẽ lấy số tiền cá tra bán cao hơn do có ASC để trả cho khoản phí (?).
 

- Vậy là nhà tài trợ có thể là chính các doanh nghiệp nuôi cá tra VN?

- Thảo luận không cụ thể hóa nhà tài trợ là VN nhưng không loại trừ việc này.

 
- Các cơ sở nuôi cá tra VN gặp khó khăn tài chính, không đủ nguồn lực để đầu tư theo ASC thì tới đây, sản phẩm sẽ lại lọt vào danh mục đỏ trong cẩm nang?
- Ai được chứng nhận thì sẽ vào danh sách xanh.
 

Chưa đọc, chưa biết gì về ASC

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về việc trước đó một ngày, VN còn chưa hiểu về ASC nhưng ngày 17-12 thì quy trình này đã được ký kết thực hiện, TS Nguyễn Hữu Dũng cho hay không có chuyện không hiểu. “Những nhà chế biến, doanh nghiệp, các nhà khoa học ở trong nước có tham gia xây dựng ASC. Nhưng người nuôi, chế biến khác và ngay cả người tham gia có thể chưa biết văn bản cuối cùng của ASC, phương thức đánh giá và công nhận ra sao”.
 

Trong khi đó, ngày 16-12, TS Phạm Anh Tuấn,  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, và ngày 17-12, ông Nguyễn Tử Cương, ủy viên Thường trực VINAFISH, vẫn khẳng định: “Chúng tôi  chưa được đọc và chưa biết gì về ASC”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo