xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thị trường Tết: Còn 1 tuần “chạy nước rút”

Ngọc Ánh - Thùy Dương

Để bán được hàng, các doanh nghiệp ở TP HCM phải tung ra nhiều chương trình khuyến mãi l Người dân Hà Nội tìm mua trái cây nội, bánh kẹo ngoại

Hiện nay, sức mua hàng Tết trong cả nước đang tăng dần. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy biến động đáng kể về giá, nhất là những mặt hàng thiết yếu.

Khuyến mãi kéo sức mua

Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (V-Food), cho biết trứng là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết nhưng sức mua năm nay lại khá yếu. Do vậy, dù đã đăng ký với Sở Công Thương TP HCM là chỉ khuyến mãi trong 2 ngày cận Tết (28, 29 tháng chạp) để hỗ trợ người nghèo, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường quyết định giảm giá sớm hơn, từ 21 tháng chạp để kéo sức mua lên.

Theo đó, trứng gà giảm 2.000 đồng/chục, còn 22.000 đồng/chục và trứng vịt giảm 1.000 đồng/chục, còn 30.000 đồng/chục. Tết này, V-Food tung ra thị trường các sản phẩm ăn liền như trứng muối, trứng bắc thảo và được thị trường đón nhận do tiện lợi và an toàn thực phẩm.

 

Sức mua tại TP HCM đã tăng gấp 3 lần ngày bình thường Ảnh: Tấn Thạnh
Sức mua tại TP HCM đã tăng gấp 3 lần ngày bình thường Ảnh: Tấn Thạnh

 

Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (chuyên phân phối thịt heo VietGAP), cho biết đến giờ, nguồn heo hơi vẫn khá dồi dào, giá giảm do Trung Quốc đang ngưng mua. Lượng heo về lò mổ An Hạ đang tăng dần mỗi đêm, hiện ở mức 3.500-3.700 con/đêm (ngày thường 3.000 con), dự kiến sẽ lên đỉnh vào đêm 26, 27 tháng chạp với mức 7.000-8.000 con mỗi đêm.

Ngoài người tiêu dùng thông thường, các cơ sở chế biến giò chả gần đây cũng tăng lượng nguyên liệu mua vào. “Lượng thịt heo VietGAP đặt qua công ty giao hàng trong 2 ngày 27, 28 tháng chạp đến nay đã cao gấp 3 lần so với ngày thường” - bà Thắm nói.

Trong khi đó, đại diện chợ đầu mối Bình Điền (quận 8) cho biết lượng hàng tươi sống về đây vẫn chưa có biến động đáng kể bởi thông thường, sau ngày ông Táo về trời mới là cao điểm của chợ này.

Theo ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Saigon Co.op, sức mua 2 ngày cuối tuần qua đã tăng 1,5 lần so với tuần trước và gấp ba ngày bình thường. “Các mặt hàng có doanh số cao là giò chả, lạp xưởng, thực phẩm đông lạnh và các loại bánh mứt. So với năm trước thì giò chả, đồ khô bán chạy hơn bánh kẹo do năm nay, siêu thị giảm giá sớm và phân ra từng ngành hàng nên sức mua không bị dồn vào một thời điểm. Tuần này, siêu thị giảm giá nước giải khát, tuần tới giảm giá hàng tươi sống, các loại cá, thịt, rau củ và trái cây phục vụ nhu cầu cúng Tết” - ông Hoàng Anh nói.

Trái cây Nam Bộ lan tỏa trên đất Bắc

Thị trường Hà Nội bước vào cao điểm sắm Tết. Đắt hàng nhất trong các loại trái cây chưng Tết là dưa hấu Bính Thân. Loại dưa hấu này được dập nổi hình con khỉ ngoài vỏ với tay cầm đồng tiền, dưới chân là những nén vàng mang ý nghĩa năm Bính Thân sẽ đem lại nhiều tài, lộc. Giá mỗi quả dưa hấu Bính Thân từ 400.000-450.000 đồng. Ngoài ra, dưa hấu in chữ Phúc - Lộc - Thọ tuy không phải là mặt hàng mới nhưng vẫn đắt khách dù giá khá cao, gần 1 triệu đồng/cặp.

“Các loại trái này xuất xứ từ các nhà vườn Nam Bộ nên phải tốn công vận chuyển, bảo quản khiến giá khá cao. Nhiều người thích các loại trái cây chưng Tết in hình, chữ có nội dung may mắn nên dù giá đắt, họ vẫn mua” - chị H.N, chủ cửa hàng trái cây trên phố Khâm Thiên (quận Đống Đa), giải thích.

Gần đây, do nhiều người lo ngại chất lượng của trái cây Trung Quốc nên tiểu thương phía Bắc hạn chế nhập hàng. Nhờ thế, trái cây nội đắt hàng, giá nhiều loại bị đẩy lên cao như cam, bưởi, dưa hấu...

Trái với trái cây, bánh kẹo nội lép vế so với hàng ngoại nhập. Khảo sát tại một số siêu thị như Big C Thăng Long, Fivimart, Uinmart..., các quầy bánh kẹo nội nằm ở trị trí khiêm tốn và không hút khách. Ngược lại, hàng ngoại như kẹo Raffaello (Nga, Đức), chocolate Riesen (Đức), bánh Lotus (Đức), bánh xốp Kopobka (Nga), chocolate 3 lớp (Nga), kẹo Kent (Thổ Nhĩ Kỳ), bánh yến mạch Dilesi (Mỹ)... được trưng bày ở những vị trí bắt mắt, được nhiều người chọn mua. Năm nay, thay vì chọn mua những giỏ quá Tết hàng nội, nhiều khách hàng chuyển sang chọn hàng ngoại có bao bì đẹp, như bánh Lambertz (Đức) hộp thiếc, kẹo chocolate hạnh nhân (Nga) với giá từ 300.000-500.000 đồng/hộp để làm quà tặng người thân.

Dịp này, bánh kẹo từ khối ASEAN, Hàn Quốc cũng tràn vào Việt Nam. Ngoài ra, các đại lý bán lẻ như cửa hàng 186 Quán Thánh (quận Ba Đình), cửa hàng 73 Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm)... hoặc nhiều tài khoản trên mạng cũng rầm rộ nhập bánh kẹo “xách tay” về bán. “Bánh kẹo nội giá không rẻ, vả lại bao năm rồi chất lượng vẫn thế, không có loại mới, chỉ cải tiến mẫu mã một ít. Trong khi đó, bánh kẹo ngoại hấp dẫn từ mẫu mã cho đến chất lượng, giá cũng không đắt hơn nhiều so với hàng trong nước” - một người mua bánh kẹo “xách tay” trên mạng phân tích.

 

Trái phật thủ dội chợ, lan rừng đắt hàng

Anh Trần Xuân Tiến, bán trái phật thủ ở góc đường Võ Thị Sáu - Pasteur (quận 3, TP HCM) đã 6 năm, cho biết: “Trước đây, chỉ có người miền Bắc mới mua loại trái này, còn giờ đây đã trở nên phổ biến. Năm nay, đã bán 100 trái với giá từ 250.000-500.000 đồng/trái” - anh Tiến nói. Tuy nhiên, người bán lẻ trái phật thủ tại TP HCM đang phải cạnh tranh gay gắt do lượng hàng có dấu hiệu dội chợ bởi lượng nhập gấp 4-5 lần so với năm trước.

 

Gốc lan rừng 25 triệu đồng chuẩn bị đưa xuống TP HCM bánẢnh: Cao Nguyên
Gốc lan rừng 25 triệu đồng chuẩn bị đưa xuống TP HCM bánẢnh: Cao Nguyên

 

Theo anh Nghĩa, chủ một cửa hàng có bán trái phật thủ trên đường Lý Chính Thắng (quận 3), chỉ hy vọng hòa vốn. “Tôi chọn những trái nhỏ, bán lẻ 85.000 đồng/trái nhưng nhiều người chê đắt. Nguyên nhân là năm nay có trái phật thủ của Trung Quốc nên nhiều người sợ mua nhầm. Trái phật thủ Trung Quốc bán lẻ chỉ khoảng 50.000 đồng/trái trong khi vốn chỉ hơn 10.000 đồng/trái” - anh Nghĩa tiết lộ.

Theo nhiều người bán, trái phật thủ Trung Quốc gần như không có mùi thơm đặc trưng, cuống và quả được gắn với nhau bằng keo, chứ không như hàng trong nước. Tại điểm bán trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5), cuối tuần qua, giá trái phật thủ đang ở mức 150.000-300.000 đồng/trái, đến chiều 1-2, đã treo bảng 120.000 đồng/trái nhưng vẫn vắng khách mua.

Theo đánh giá của một số chủ hàng hoa ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhìn chung năm nay, sức mua mặt hàng này giảm so với năm rồi. Tuy nhiên, một số mặt hàng lạ, độc đáo vẫn bán chạy.

Tại Hội chợ Hoa Xuân TP Buôn Ma Thuột, cửa hàng Như Ý mỗi ngày thu hút hàng ngàn lượt khách nhờ trưng bày nhiều gốc lan rừng đẹp, cao 1,6-1,7 m, giá từ 15-35 triệu đồng/gốc. Một nhân viên bán hàng tại đây cho biết để có một gốc lan rừng bán trong dịp Tết, nhà vườn phải mua những nhánh lan rừng nhỏ, đem ghép cả chục nhánh vào gốc cây vú sữa rồi chăm sóc 3-4 năm mới mang ra bán. Để cho lan phát triển tốt, nở hoa đẹp, nhà vườn phải thuê thợ chuyên về lan rừng chăm sóc. Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật, người mua có thể tự chăm sóc để hoa tiếp tục nở vào năm sau. Chỉ mới trưng bày vài ngày nhưng cửa hàng này đã bán được gần 10 gốc lan rừng.

“Theo người mua, tất cả lan rừng đã bán đều được đưa xuống TP HCM” - một nhân viên bán hàng nói.

Ngọc Ánh - Cao Nguyên

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo