xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tỉ giá chính thức lên xuống hằng ngày

Phương Nhung ghi

Tại buổi họp báo về cách thức điều hành tỉ giá mới do Ngân hàng Nhà nước tổ chức chiều 4-1, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Bùi Quốc Dũng khẳng định sẽ giúp quản lý ngoại tệ hiệu quả hơn

Phóng viên: Từ ngày 4-1, tỉ giá đã được điều hành theo cơ chế mới với tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố hằng ngày thay vì tỉ giá bình quân liên NH có thể được duy trì trong nhiều tháng. Theo đó, tỉ giá trung tâm ngày 4-1 được NHNN đưa ra là 21.896 đồng, tăng 6 đồng so với cuối năm 2015. Vậy cơ sở nào để NHNN quyết định tỉ giá như vậy?

 

img

- Ông Bùi Quốc Dũng: Để xác định tỉ giá, NHNN dựa trên 3 thành tố chính: tỉ giá bình quân gia quyền trên liên NH; tỉ giá tham chiếu dựa trên biến động của các đồng tiền quốc tế, các đối tác thương mại đầu tư lớn với Việt Nam và cuối cùng là dựa trên các diễn biến kinh tế vĩ mô.

Trong đó, tỉ giá bình quân gia quyền có trọng số của các NH trên liên NH được tính là giá đóng cửa phiên trước đó. Tỉ giá các đồng tiền quốc tế là giá lấy vào giao dịch gần nhất lúc 7 giờ sáng. Sở dĩ chọn thời điểm này vì với nhiều đồng tiền, đây có thể giờ đóng cửa ở nước này nhưng lại bắt đầu giao dịch ở thị trường khác.

Với cách tính này, tỉ giá trung tâm vừa thể hiện biến động trong nước vừa phản ánh biến động của quốc tế. Thời gian tới sẽ có những hôm tỉ giá trong nước tăng cao nhưng giá quốc tế lại theo xu hướng giảm thì tỉ giá trung tâm vẫn có thể giảm bởi nó phản ánh cả quốc tế và trong nước.

 

Ngân hàng Nhà nước dự báo thị trường ngoại tệ sẽ thông suốt hơn sau khi áp dụng tỉ giá trung tâm Ảnh: Tấn Thạnh
Ngân hàng Nhà nước dự báo thị trường ngoại tệ sẽ thông suốt hơn sau khi áp dụng tỉ giá trung tâm Ảnh: Tấn Thạnh

Với Việt Nam, theo quan sát định tính trong năm 2015, tỉ giá cũng chịu chi phối nhiều bởi yếu tố tâm lý do các diễn biến trên quốc tế. Việt Nam lựa chọn cách kết hợp cả 2 yếu tố để vừa bảo đảm tỉ giá linh hoạt vừa phản ánh diễn biến thế giới cũng như cung cầu trong nước.

Vậy những đồng tiền nào làm căn cứ tham chiếu tính tỉ giá trung tâm hiện nay?

- Dựa trên nhiều yếu tố, NHNN lựa chọn 8 đồng tiền làm căn cứ gồm: đôla Mỹ (USD), euro (EUR), nhân dân tệ (CNY), yen Nhật (JPY), đôla Singapore (SGD), won Hàn Quốc (KRW), đài tệ (Đài Loan), đồng bạt Thái Lan (THB). Những nước còn lại do mức đầu tư với Việt Nam khá nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể.

Cơ quan điều hành có định hướng điều chỉnh để tỉ giá không biến động quá lớn?

- Việc định hướng tỉ giá là khó nhất khi xây dựng cơ chế mới. Không chỉ cho tỉ giá lên xuống mà còn làm sao để quản lý hiệu quả. Để làm được việc này, chúng tôi sử dụng công cụ phái sinh. Trước đây, NHNN bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng chỉ có giao ngay (spot), nay có thể phái sinh.

Như đợt ngày 31-12-2015 vừa rồi, chúng tôi cho phép các NH mua kỳ hạn 3 tháng để cân bằng trạng thái ngoại tệ với giá bán cao hơn giá của ngày 31-12-2015 là 1%. Thay vì đưa ra biên độ thay đổi cứng, cách này giúp thị trường ngầm hiểu là vùng mục tiêu của tỉ giá đến cuối tháng 3 là khoảng 1%.

Như vậy, cuối năm, khi căng thẳng nguồn thu ngoại tệ, các NH vẫn có thể mua kỳ hạn và bán ra USD để cân bằng trạng thái kinh doanh bình thường. Đến cuối tháng 3-2016, NHNN sẽ bán bù đắp ngoại tệ. Không chỉ vậy, các NH có thể hủy ngang giữa chừng, phí hủy ngang chỉ mang tính tượng trưng.

Doanh nghiệp sẽ có lợi gì khi tỉ giá được điều hành theo cách thức mới?

- Cơ chế tỉ giá mới biến động linh hoạt hơn, việc này giúp cung cầu ngoại tệ thông suốt hơn, việc mua bán ngoại tệ dễ dàng hơn. Ngoài ra, vì tỉ giá tăng giảm hằng ngày nên mức biến động mỗi lần sẽ đỡ mạnh hơn. Trước đây, khi tỉ giá được cố định thời gian dài thì lúc tăng 1%-2%, doanh nghiệp có thể thua lỗ về mặt tỉ giá. Với cách điều hành mới, mức độ thay đổi nhỏ hơn rất nhiều. Chưa kể cơ chế tỉ giá này phối hợp với bán kỳ hạn giữa NHNN và tổ chức tín dụng sẽ thúc đẩy, khuyến khích các thành viên phát triển thị trường ngoại hối phái sinh.

Gửi VNĐ có lợi hơn

Trả lời câu hỏi người dân nên nắm giữ VNĐ hay USD, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN kiên định mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định thị trường ngoại hối, nâng cao vị thế VNĐ, hỗ trợ phát triển kinh tế. Theo đó, dần dần chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua bán, đúng mục tiêu chống đôla hóa của Chính phủ.

“Hiện nay, người dân Việt Nam thu nhập bằng VNĐ, chi tiêu bằng VNĐ mà VNĐ hiện đang có vị thế cao hơn, lãi suất gửi vẫn ở 4%-5%. Như vậy, với người có tiền tiết kiệm thì gửi VNĐ có lợi thế” - Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo