xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trăm dâu đổ đầu... doanh nghiệp

THANH NHÂN – NGUYỄN HẢI

Giữa muôn trùng vòng vây của giá xăng dầu, nguyên vật liệu, lãi suất vốn vay ngân hàng..., việc điều tiết chi phí sản xuất, bảo đảm lợi nhuận... đang là thách thức sống còn đối với nhiều doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ các doanh nghiệp (DN) bị “đánh” từ nhiều phía như hiện nay. Do ảnh hưởng của cơn sốt thiếu hụt nguyên – nhiên liệu trên thế giới, giá hầu hết các nguyên liệu đều tăng trên 20% so với năm 2006. Lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao... Ngay sau đó, giá xăng dầu tăng thêm 10% - 30%, như một cú đánh bồi vào các DN.

Chi phí đầu vào “đè” giá thành

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt, tính toán: Giá nguyên liệu sản xuất phôi thép trên thế giới năm nay tăng 65% so với năm trước; mỗi tấn thép tiêu hao khoảng 40 lít dầu; hầu hết các DN đều dựa vào vốn vay ngân hàng để sản xuất nhưng nay lãi suất quá cao, DN không dám mạo hiểm vay dẫn đến thiếu vốn, sản xuất bị đình trệ.

Chưa hết, hiện đang là mùa khô, mỗi ngày đều bị cắt điện vài giờ, khi có điện trở lại phải cho máy móc chạy không tải ít nhất 2 giờ để làm nóng lò, vừa tiêu hao điện năng vô ích vừa giảm công suất khá lớn (đến 40%)... Cộng tất cả các chi phí đó lại, giá thành sản phẩm ngành thép đã bị đẩy lên rất cao, chưa kể giá phôi thép trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Đây là một áp lực nặng nề đối với các đơn vị sản xuất thép.

Tương tự, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Công ty Kinh doanh Thủy hải sản TPHCM, tăng giá xăng dầu rất mạnh lần này tác động dây chuyền đến giá cả mặt hàng thủy hải sản, nhất là đối với đánh bắt xa bờ (chi phí nhiên liệu dầu tăng trên 30%), nên giá các mặt hàng thủy hải sản đã tăng ít nhất 10%. Chưa hết, hàng loạt chi phí sản xuất khác đều tăng theo như bao bì đóng gói, nhân công, thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển giao hàng...

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, Tổng Giám đốc Công ty Scansia Pacific, cho biết: Tính trung bình, giá các nguyên liệu đầu vào như gỗ, bao bì, phụ liệu... đều tăng lên 15% - 30% so với năm ngoái. Chi phí nhập khẩu gỗ cũng tăng ít nhất 15% - 20%. Nếu đưa hết các yếu tố tác động vào giá bán, giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm ít nhất 16% - 20%.

Nguy cơ mất sân nhà

Nhiều DN cho biết dù đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm thêm 5% - 10% nhưng so với chi phí đầu vào, DN vẫn lỗ. Ông Ngô Tiến Long, Phó Giám đốc Chi nhánh TPHCM Công ty Thạch Bàn (đơn vị chuyên sản xuất gạch lót nền), kêu: Chỉ tính riêng dầu đốt lò, chi phí vận chuyển đã chiếm từ 20%- 40% giá thành tùy theo dòng sản phẩm. Nếu tính đúng, tính đủ thì giá sản phẩm của đơn vị phải tăng trên 20%. Tuy nhiên, hiện tại DN chỉ dám tăng giá 10% vì sợ không tiêu thụ được.

Một số công ty khác chưa dám tăng giá mà “án binh bất động” để thăm dò thị trường và phản ứng của người tiêu dùng. Tổng giám đốc một công ty lương thực - thực phẩm cho rằng đối với những mặt hàng lương thực - thực phẩm, hàng thiết yếu, giá có thể phải tăng thêm 20% so với hiện tại. Tuy nhiên, đơn vị ông vẫn đang chọn “điểm rơi” tăng giá vì nếu tăng ngay lúc này, người tiêu dùng sẽ không thích ứng kịp.

Một thách thức khá lớn khác đối với nhiều DN hiện nay là giá thành sản phẩm trong nước tăng mạnh “mở đường” cho hàng hóa ngoại nhập cùng chủng loại chinh phục thị trường nội địa. VN gia nhập WTO, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng được cắt giảm tối đa cộng với tỉ giá USD/VNĐ giảm mạnh..., khiến hàng ngoại nhập vào VN nhiều hơn, giá ngày càng rẻ. Ngoài ra, hàng nhập lậu từ các nước trong khu vực cũng ồ ạt tràn sang, giá rẻ hơn hàng nội địa 5% - 10%, đánh dạt hàng nội địa ngay trên sân nhà.

Xuất khẩu: Không lỗ là mừng

Nhiều DN xuất khẩu hiện đang đứng ngồi không yên do không thể xoay xở cho những đơn hàng xuất khẩu. Ông Quách Hưng Tòng, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Sản xuất Hải Minh, cho biết công ty đang phải cắn răng thực hiện những hợp đồng đã ký từ năm 2007. Từ đầu năm đến nay, phí vận chuyển hàng từ công ty ra cảng tăng 100.000 đồng/xe; hàng cơ sở giao cho công ty tăng giá 10% - 15%, tiền lương cho công nhân tăng... cộng thêm USD rớt giá liên tục làm lợi nhuận công ty teo tóp hẳn.

“Tạm thời, chúng tôi vẫn phải chấp nhận ổn định giá, khi nào chịu không xiết sẽ đàm phán lại với đối tác. Nếu họ không chấp nhận điều chỉnh giá thì quá căng” - ông Tòng bộc bạch. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, với các đối tác nước ngoài, mức tăng giá tối đa chỉ khoảng 2% - 5%/năm (chỉ bằng 1/4 so với mức tăng chi phí sản xuất hiện tại). “Sắp tới, một số đối tác sẽ sang ký hợp đồng mới cho mặt hàng đồ gỗ ngoài trời, tôi chưa biết phải thuyết phục họ thế nào để có mức giá phù hợp” – ông Thắng than thở.

Trước đây, nhiều DN lo không tìm được đơn hàng xuất khẩu, nay có đơn đặt hàng thì DN lại chần chừ không dám ký. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài là ổn định giá cả năm, trong khi chi phí sản xuất đội lên ào ào, USD rớt giá chưa có điểm dừng... xuất khẩu không lỗ vốn đã là mừng”- tổng giám đốc một công ty dệt may lớn tại TPHCM bức xúc nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo