xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trồng lúa theo chuẩn quốc tế

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Đây là bước tiến quan trọng để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, là cơ sở để ngành nông nghiệp phát triển bền vững và mang lại giá trị cao

Ngày 25-1, tại tỉnh An Giang, Diễn đàn Lúa gạo bền vững quốc tế (Sustainable Rice Platform - SRP) và Tập đoàn Lộc Trời đã tổ chức hội thảo Triển khai bộ tiêu chuẩn SRP tại Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau 6 tháng, vùng sản xuất thí điểm có thể đạt tiêu chuẩn SRP, trong khi nhiều nước khác phải mất từ 2-3 năm.

Giảm chi phí, bảo vệ môi trường

SRP ra đời dưới sự liên kết giữa Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện lúa Quốc tế (IRRI) vào năm 2013, hiện có khoảng 30 thành viên, gồm đại diện các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là thành viên), viện khoa học, nhà thương mại, tổ chức chứng nhận và công ty xuất khẩu gạo uy tín.

SRP có 46 tiêu chí và 8 vấn đề trên các chu kỳ của cây trồng, gồm quản lý đồng ruộng; chuẩn bị canh tác; sử dụng nước; quản lý dinh dưỡng; quản lý sâu bệnh; thu hoạch, sau thu hoạch; sức khỏe, an toàn; quyền lợi của người lao động.

 

Kiểm tra quy trình canh tác trên cánh đồng mẫu lớn của Tập đoàn Lộc Trời
Kiểm tra quy trình canh tác trên cánh đồng mẫu lớn của Tập đoàn Lộc Trời

 

Theo ông James Lomax, Chủ tịch SRP, thực hiện các tiêu chí của SRP, nông dân sẽ có thu nhập cao hơn, môi trường được bảo vệ do sử dụng hóa chất có kiểm soát và là cơ hội và lợi thế để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trao đổi với báo chí, ông James Lomax cho biết sau An Giang, sẽ tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp (DN)  khác ở Việt Nam triển khai SRP cho nông dân trồng lúa.

Theo ông Phạm Quang Trung, điều phối viên Chương trình Mekong của Veco (tổ chức phi chính phủ của Bỉ, thành viên SRP), bộ tiêu chuẩn của SRP tập trung vào tính bền vững và là bộ tiêu chuẩn đầu tiên dành cho lúa gạo trên toàn cầu. Tham gia SRP, người trồng lúa sẽ được hướng dẫn sản xuất bền vững, giảm chi phí vật tư đầu vào, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế hơn.

Theo ông Trung, các tiêu chí của SRP không quá khó để nông dân thực hiện và họ cũng không phải trả tiền chứng nhận như các bộ tiêu chuẩn khác đang áp dụng cho lúa như VietGap, Global Gap hay Organic. “Sắp tới, sẽ triển khai tiêu chuẩn SRP cho một số vùng cánh đồng mẫu lớn ở miền Bắc và miền Trung” - ông Trung nói.

Sẽ hết cảnh được mùa mất giá

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, cho biết cánh đồng mẫu lớn của DN này hiện có 91.000 ha. Lúc đầu, thực hiện SRP trên 15.000 ha và sau đó triển khai trên toàn bộ diện tích còn lại. Sẽ có vài bộ giống được gieo trồng nhưng chủ lực là AGPPS 103, vừa vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới trong cuộc đấu xảo cuối năm 2015 tại Malaysia. Hiện gạo trồng từ giống AGPPS 103 đã được xuất sang 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu có chứng nhận SRP, giá gạo xuất khẩu sẽ cao hơn.

Theo ông Thòn, ngoài giá trị toàn cầu và thực hiện chứng nhận miễn phí, điều đặc biệt của SRP là hướng đến bền vững, minh bạch và công bằng. “Trước đây, nhiều nơi đã sản xuất theo chuỗi nhưng còn gặp trục trặc, tình trạng “bẻ kèo” thường xảy ra do phân phối lợi nhuận không đồng đều giữa các bên. Còn SRP hướng tới việc “ăn đồng - chia đủ” nên có nhiều ưu thế hơn. Khi có chứng nhận SRP, chúng ta có cơ sở để đàm phán được giá gạo xuất khẩu cao hơn” - ông Thòn phân tích.

Ông Nguyễn Văn Nhạt - nông dân xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, được chọn tham gia dự án SRP - cho biết sau nhiều năm tham gia cánh đồng mẫu lớn của Tập đoàn Lộc Trời, thu nhập từ 5 ha lúa của ông đã tăng rõ rệt.

“Trước đây, tôi luôn đối mặt với nạn “được mùa mất giá”, mua nhầm vật tư kém chất lượng. Sau khi tham gia dự án, thu hoạch xong, tôi có thể gửi lúa tại kho, chờ được giá mới bán và yên tâm về chất lượng vật tư do Tập đoàn Lộc Trời cung cấp. Ngoài ra, cái được nhất của nông dân là sức khỏe được bảo đảm do không còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trước đây, khi thấy kiến 3 khoang, bọ xít mù xanh, bà con mua ngay thuốc về phun xịt mà không biết đây là những con thiên địch giúp bảo vệ mùa màng” - ông Nhạt bộc bạch.

Theo ông Nguyễn Minh Hiếu - nông dân xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang - đã tham gia cánh đồng mẫu lớn, tuân thủ quy trình sản xuất an toàn nhưng chưa được tổ chức quốc tế công nhận, hạt gạo làm tự xưng là “sạch” nên giá bán chưa cao. Tham gia dự án SRP, ngoài lợi thế về đầu ra, nông dân còn được hướng dẫn canh tác khoa học hơn. Trước đây, một vụ tưới nước đến 11 lần, nay chỉ còn 8; ruộng nứt nẻ nhưng lúa vẫn không thiếu nước, tiết kiệm được 700.000 đồng/ha.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo