xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên tiếng về giữ hay bỏ giá trần vé máy bay

Minh Chiến - Huy Thanh

(NLĐO) - Chiều 23-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) khoá XV thảo luận tại hội trường về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Trong đó, vấn đề bỏ hay giữ giá trần vé máy bay là một trong những nội dung còn nhận được các ý kiến khác nhau.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên tiếng về giữ hay bỏ giá trần vé máy bay - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự án Luật Giá (sửa đổi). Ảnh: Phạm Thắng

Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Lê Quang Mạnh cho biết quan điểm của Chính phủ là đề nghị giữ quy định về giá trần và bỏ quy định về giá sàn đối với vé máy bay. Đa số đại biểu QH cũng tán thành việc cần giữ quy định về giá trần.

Ngược lại, một số ý kiến cho rằng không nên áp dụng giá trần đối với vé máy bay vì hàng hóa, dịch vụ này chưa thật sự phù hợp tiêu chí hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; không phù hợp với nguyên tắc thị trường khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này.

Nhóm ý kiến đề xuất bỏ giá trần vé máy bay cũng cho rằng giá trần do cơ quan quản lý nhà nước quy định, nhưng trong một số trường hợp thấp hơn chi phí đầu tư hoặc thấp hơn chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá trần thường rất chậm, không theo kịp biến động của thị trường, gây khó khăn, thua lỗ lớn cho doanh nghiệp.

Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu QH, ông Lê Quang Mạnh cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng việc giữ quy định về giá trần và bỏ quy định về giá sàn đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa là cần thiết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên tiếng về giữ hay bỏ giá trần vé máy bay - Ảnh 3.

Quốc hội thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi). Ảnh: Phạm Thắng

Về việc cần thiết bỏ giá sàn đối với dịch vụ hàng không nội địa, UBTVQH cho biết trên cơ sở tổng kết Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ GTVT đề xuất bỏ quy định giá sàn nhằm tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh để giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là của nhiều đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận dịch vụ hàng không.

Việc bỏ giá sàn mở cơ hội cho doanh nghiệp cạnh tranh nhưng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có quyền cạnh tranh không lành mạnh vì doanh nghiệp có hạ giá bán thì vẫn phải tuân thủ các quy định tại Luật Cạnh tranh.

Theo ông Lê Quang Mạnh, thực tế việc bỏ quy định về giá sàn không gây tác động đến các doanh nghiệp hàng không hiện nay do trên thực tế trong các năm qua giá sàn trong khung giá được quy định bằng 0 (quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT).

Sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu QH, UBTVQH cũng nêu rõ việc giữ quy định giá trần vé máy bay là cần thiết. Bởi dịch vụ vận chuyển hàng không đáp ứng các tiêu chí luật định và thuộc loại hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.

Cùng với đề xuất bỏ giá sàn, việc đặt vấn đề không quy định giá trần đồng nghĩa với việc nhà nước bỏ công cụ điều tiết và để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ toàn quyền quyết định giá cung cấp dịch vụ. "Các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá dịch vụ, trong đó có giá vé máy bay ở mức cao, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, đến sản xuất, kinh doanh, tác động đến xã hội" - báo cáo tiếp thu, chỉnh lý nêu rõ.

Vấn đề "mức giá 0 đồng" của các hãng hàng không cũng được các đại biểu QH quan tâm trong quá trình sửa đổi Luật giá. Về vấn đề này, UBTVQH dẫn Thông tư 17/2019/TT-BGTVT quy định: "Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay nội địa có dải giá từ 0 đồng đến mức tối đa của từng nhóm cự ly bay".

Theo UBTVQH, trên thực tế việc có hãng hàng không áp dụng "mức giá 0 đồng" là chưa gồm thuế, phí theo quy định và thực tế người tiêu dùng vẫn phải chi trả một khoản tiền nhất định. Việc đưa ra các chính sách về mức giá thấp thực tế có thể coi như một hình thức ưu đãi, chỉ áp dụng cho một số ít ghế; thực tế mức giá phải trả cũng không phải là 0 đồng.

Về mối quan hệ với quy định về chống bán phá giá, UBTVQH thấy rằng, căn cứ vào hệ thống pháp luật hiện hành thì các chính sách về chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với thương mại quốc tế (giữa các quốc gia), do vậy không điều chỉnh đối với vấn đề giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo