xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn lo lạm phát

Hà Linh

Sức ép lạm phát năm 2014 có thể cao hơn năm ngoái do tăng tổng cầu và tăng phát hành trái phiếu

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số tăng giá tiêu dùng (thường gọi lạm phát) tháng 2 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 1,24% so với cuối năm 2013. Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được đà hồi phục nhưng vẫn còn nhiều thách thức phía trước.

Tăng trưởng GDP tích cực hơn

Cơ quan này cũng dẫn lại con số dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2014 của các tổ chức dự báo nước ngoài như: World Bank, HSBC, ADB… ở mức 5,4%-5,6%.  Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm nay tiêu dùng tư nhân dự kiến sẽ được cải thiện hơn so với năm 2013. Trong tháng đầu tiên của năm 2014, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (loại trừ yếu tố tăng giá) đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 5,6% của cả năm ngoái. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức 30% GDP. Đầu tư tư nhân trong nước được cải thiện hơn nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh sẽ phát huy tác dụng trong năm 2014. Các biện pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu đã giúp hệ thống tài chính nâng cao khả năng cấp mới tín dụng. Đầu tư nước ngoài cũng có khả năng gia tăng do 2 yếu tố tác động là triển vọng kinh tế thế giới tốt hơn và khả năng ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến trong năm 2015.

 

Theo đánh giá của các tổ chức dự báo kinh tế thế giới, lạm phát của Việt Nam năm 2014 có thể ở mức 7,2%-8%. Ảnh: HỒNG THÚY
Theo đánh giá của các tổ chức dự báo kinh tế thế giới, lạm phát của Việt Nam năm 2014 có thể ở mức 7,2%-8%. Ảnh: HỒNG THÚY

 

Mặc dù vậy, với mục tiêu tăng trưởng 5,8%, Việt Nam cần phải cố gắng, nỗ lực lớn hơn do bối cảnh trong nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn, nợ xấu vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt, năm 2013 ghi nhận sự suy giảm rõ nét về quy mô của khu vực doanh nghiệp trên cả 3 phương diện tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và doanh thu. So với cùng kỳ năm 2012, trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp đã giảm 5,2%, vốn chủ sở hữu bình quân giảm 3,97%, doanh thu bình quân chỉ tăng 3,11%.

Sức ép vẫn lớn

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đánh giá mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2014 được thuận lợi nhờ yếu tố lạm phát tâm lý đang ổn định, xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới và điều hành chính sách vẫn tiếp tục quan điểm ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, so với năm 2013, sức ép lạm phát có thể cao hơn do tăng tổng cầu cũng như việc tăng phát hành trái phiếu có thể gián tiếp ảnh hưởng đến lạm phát. Ước tính của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho thấy: Yếu tố cầu kéo có thể khiến lạm phát tăng thêm khoảng 0,5% so với năm 2013. Trong khi đó, nhu cầu điều chỉnh giá nhóm hàng hóa cơ bản và dịch vụ công do nhà nước quản lý vẫn còn khá lớn và giá lương thực, thực phẩm được dự báo sẽ tăng cao hơn năm 2013 do nguồn cung hạn chế (nhất là mặt hàng gạo, thịt heo). Nếu giá lương thực, thực phẩm và giá điện đều tăng đến 10% thì lạm phát có thể tăng thêm khoảng 1,2% so với năm 2013. Còn theo đánh giá của các tổ chức dự báo kinh tế thế giới, lạm phát của Việt Nam trong năm nay có thể ở mức 7,2%-8%. Trong đó, các dự báo mới nhất được đưa ra tháng 1 năm nay của Ngân hàng HSBC là GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,6%, lạm phát ở mức 7,9% và dự báo tương tự của Capital Economics là 5,5% và 8%. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo