xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xăng dầu vẫn... lỗ!

PHƯƠNG NHUNG

Giá xăng dầu trong nước thời gian tới khó có thể giảm khi các doanh nghiệp đầu mối cứ luôn miệng than lỗ, dù giá thế giới liên tục giảm

Bộ Công Thương vừa khẳng định giá xăng dầu thế giới trong tuần cuối tháng 7-2013 đã giảm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cho biết giá bán lẻ hiện hành vẫn thấp hơn giá cơ sở khoảng 300 đồng/lít.

Giá thế giới giảm, doanh nghiệp vẫn than

Theo bảng diễn biến giá xăng A92 tại thị trường Singapore được công bố trên trang web của Hiệp hội Xăng dầu, giá xăng dầu đã có xu hướng giảm kể từ sau thời điểm tăng giá trong nước gần đây nhất - ngày 17-7. Cụ thể, 1 ngày trước khi tăng giá (16-7), xăng dầu tại thị trường Singapore đạt 124,21 USD/thùng. Đến ngày 22-7, giá giảm còn 120,78 USD/thùng, sau đó xuống tiếp còn 113,87 USD/thùng vào ngày 5-8.
 
img
Giá xăng dầu liên tục tăng ảnh hưởng đến đời sống của người trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk.
Ảnh: CAO NGUYÊN

Tuy nhiên, đại diện phòng kinh doanh của một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết giá bình quân xăng dầu thế giới 30 ngày, (tính đến 5-8) đang ở mức: Xăng A92 là 118,88 USD/thùng, dầu DO 123,76 USD/thùng, dầu hỏa 122,34 USD/thùng. Giá xăng dầu cơ sở bình quân 30 ngày đang cao hơn giá bán lẻ hiện hành khoảng 610 đồng/lít đối với mặt hàng xăng A92, 490 đồng/lít với dầu DO và 620 đồng/lít với dầu hỏa.

Nếu trừ đi phần sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) 300 đồng/lít thì doanh nghiệp này còn lỗ 310 đồng/lít xăng A92, 190 đồng/lít dầu DO và 320 đồng/lít dầu hỏa. Theo đại diện doanh nghiệp này, giá xăng dầu tuy đã giảm vào cuối tháng 7 nhưng có xu hướng tăng nhẹ trở lại vào đầu tháng 8. “Giá cơ sở bình quân 30 ngày cao hơn giá bán lẻ hiện hành và cao hơn giá cơ sở tại thời điểm ngày 17-7” - ông nói.

Lợi dụng chu kỳ 30 ngày

Dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nhưng trái với mong đợi của người tiêu dùng, đây vẫn chưa phải điều kiện đủ để điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 5-8, đại diện Bộ Công Thương cho hay giá xăng dầu không chỉ phụ thuộc giá bình quân thế giới 30 ngày mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như thuế nhập khẩu, mức trích BOG… Hơn nữa, tuy giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu giảm trong thời gian gần đây nhưng giá cơ sở bình quân 30 ngày vẫn ở mức cao hơn giá bán lẻ.
 
img
Giá xăng dầu tăng gây nhiều khó khăn cho người sản xuất, tiêu dùng. Ảnh: CAO NGUYÊN

Xung quanh câu chuyện chu kỳ tính giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh bày tỏ: “Tôi đã không ít lần kiến nghị nên thay đổi chu kỳ tính giá 30 ngày theo Nghị định 84 cũ thành 10 ngày, thậm chí 7 ngày tính giá một lần, để bảo đảm giá xăng dầu trong nước không lệch nhịp với giá thế giới”. 

Theo TS Lê Đăng Doanh, cần tính toán sao cho chu kỳ tính giá cơ sở bình quân xăng dầu phù hợp với chu kỳ nhập hàng vào kho và xuất hàng của các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chu kỳ tính giá dài để trì hoãn giảm giá khi có cơ hội.

“Chu kỳ tính giá 30 ngày là cái cớ để các doanh nghiệp không giảm giá. Vì dù giá thế giới có giảm rõ rệt nhưng tính diễn biến giá trong thời gian dài như quy định hiện nay, giá cơ sở bình quân vẫn chưa đến mức có thể đề xuất giảm giá. Như vậy thì hòa cả làng” - TS Doanh nói.

Theo các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, giá xăng dầu hoàn toàn có thể được đề xuất tăng ngay trong những ngày đầu tháng 8-2013. Tuy nhiên, do thời điểm cuối tháng 7 - đầu tháng 8, mức chênh lệch giá chưa đáng kể và phải lựa chọn ưu tiên tăng giá điện nên giá xăng dầu bị “gác” lại.

Các doanh nghiệp cũng dự báo giá xăng dầu trong những ngày tới vẫn giậm chân tại chỗ dù cho giá cơ sở đang cao hơn giá bán lẻ theo tính toán từ phía doanh nghiệp do các doanh nghiệp cần khoảng cách nhất định để ổn định tâm lý người tiêu dùng sau “cú sốc” tăng giá điện ngày 1-8.
 

Cẩn trọng với CPI

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2013 cho thấy tác động của chính sách tiền tệ cũng như cầu tiêu dùng trong nước đến lạm phát tháng này không đáng kể. Lạm phát tổng thể tăng chủ yếu do điều chỉnh giá, trong đó có giá xăng dầu các ngày 14-6 và 28-6 cùng với việc điều chỉnh tỉ giá, gây tác động đến nhóm giao thông vận tải (tăng 1,34% so với tháng trước) và giá hàng nhập khẩu. Lần điều chỉnh giá xăng ngày 17-7 thêm 400 đồng/lít nhiều khả năng sẽ tác động đến CPI tháng 8.

Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) cũng đã phân tích và dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng thêm 0,6%. CPI tăng do ảnh hưởng của các yếu tố sau: Thứ nhất, 3 đợt tăng giá xăng dầu gần đây, trong đó giá xăng A92 đã tăng 3,5% lên 24.570 đồng/lít kể từ ngày 17-7. Thứ 2, viện phí tại Hà Nội tăng bình quân 200% từ ngày 1-8, theo đó sẽ cộng thêm 0,28% mức tăng CPI theo tháng của tháng 8. Thứ 3, giá gạo đã tăng (nhiều khả năng chỉ tăng trong ngắn hạn) sẽ tác động tới chỉ số giá lương thực và thực phẩm tháng 8.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo